Ý kiến của các đại biểu dự hội thảo diễn đàn Chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn ở các trang trại
I. Báo cáo chung: Ngày 11 tháng 4 năm 2009, Tại T.P Thanh Hoá, Hội Chăn nuôi, Thú y; Hội VAC-Trang Trại và Dự án ENABLE tổ chức Hội Thảo “Chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn ở các trang trại”
Ý kiến của các đại biểu dự hội thảo diễn đàn
Chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn ở các trang trại tại T.P Thanh Hoá, ngày 11.4.2009
I. Báo cáo chung:
Ngày 11 tháng 4 năm 2009, Tại T.P Thanh Hoá, Hội Chăn nuôi, Thú y; Hội VAC-Trang Trại và Dự án ENABLE tổ chức Hội Thảo “Chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn ở các trang trại”
Hội thảo diễn ra 01 ngày, với tổng số hơn 100 đại biểu tham dự.
Nội dung của Hội thảo: Bao gồm 6 báo cáo tham luận và nhiều ý kiến chia sẻ. Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm bản thân cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, giao lưu học học. Nhiều ý kiến đưa ra những thất thiệt về kinh tế cũng như những thành công gặt hái được trong kinh tế trang trại nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Hội thảo diễn ra trong bầu không khí vui vẻ, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ. Hội thảo đã thành công tốt đẹp.
II. Các ý kiến của các đại biểu:
1. “Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở trang trại tỉnh Thanh Hoá”, đại biểu Nguyễn Quang Choắt, Giám đốc Trung tâm chuyển giao KHKT Chăn Nuôi- Hội Chăn nuôi, Phó chủ nhiệm CLB Trang trại tỉnh Thanh Hoá chia sẻ, với các nội dung:
- Khái quát tình hình phát triển gia súc, gia cầm.
- Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong những năm gần đây.
- Các biện pháp kỹ thuật đã được thực hiện ở trang trại.
2. ”Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và các giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay”, đại biểu Lê Văn Sơn, Phó chi cục trưởng Chi cục thú y Thanh Hoá chia sẻ, với các nội dung
-Tổng quan tình hình.
- Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
- Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống.
3. “Bệnh tai xanh, bài học rút ra từ thực tiễn chăn nuôi lợn”, đại biểu Nguyễn Thị Phương, Giám đốc CTCP đầu tư Nông nghiệp Yên Định chia sẻ, với những nội dung:
- Đặc điểm bệnh và đường lây lan.
- Hậu quả do bệnh gây ra đối với từng loại lợn, ở từng giai đoạn.
- Kinh nghiệm phòng trị
4. ”Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm đang thực hiện tại Công ty”, đại biểu Lê Hùng Thắng, Giám đốc CTCP giống & Phát triển Gia cầm Thanh Hoá chia sẻ, với các nội dung:
- Tình hình chung.
- Cách ly.
- Kiểm soát sự chi chuyển.
- Qui trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh bằng vác xin.
5. “Bệnh Lở mồm long móng ở trâu bò, dê và lợn”, đại biểu Mai Thế Sang, chuyên viên Phòng Chăn nuôi chia sẻ, với những nội dung:
- Đặc điểm, sự lây lan, biểu hiện của bệnh.
- Tính nguy hại của bệnh
- Công tác quản lý vật nuôi trước, trong và sau khi mắc bệnh.
- Nguyên tắc phòng bệnh.
6. Kinh nghiệm phòng bệnh ở trại chăn nuôi tổng hợp, đại biểu Nguyễn Chí Cường, chủ trang trại xã Đông Phú, Đông Sơn chia sẻ, với những nội dung :
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến dịch bệnh đối với GSGC.
- Nguyên tác phòng, trị các bệnh cho vật nuôi.
- Công tác quản lý.
7. Các ý kiến khác :
- Chủ trang trại Nguyễn Thị Hiệp, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc; Chủ trang trại Nguyễn Văn Cần, Thiệu Phú, Thiệu Hoá ; chủ trang trại Nguyễn Văn Hoạt, Đông Sơn; chủ trang trại Hoàng Tiến Thành, Đông Nam, Đông Sơn... cũng tham gia chia sẻ nhiều ý kiến rất bổ ý cho Hội thảo như :
- Bí quyết làm giàu nhờ công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
- Cách tổ chức thực hiện làm kinh tế trang trại đem lại cuộc sống ấm no.
- Bài học rút ra từ thực hiện sản xuất, những thất bại cũng như những thành công.
- Chia sẻ về công tác quản lý và sản xuất con giống.
- Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
- Tính cộng đồng, sự học hỏi, sự bảo ban nhau cùng làm tốt các qui trình kỹ thuật trong kinh tế trang trại nói chung và chăn nuôi nói riêng .
8. ý kiến đề xuất:
Các ý kiến đưa ra một số đề xuất với các cơ quan Nhà nước về 3 lĩnh vực chính:
- Đối với con giống: Các cơ quan chức năng cần kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ chất lượng con giống ở các cơ sở sản xuất kinh doanh con giống, từ để giúp các trang trại có địa chỉ tin cậy mua con giống tốt, sạch bệnh.
- Đối với thức ăn chăn nuôi: Cần kiểm tra thường xuyên chất lượng thức ăn chăn nuôi, ổn định giá cả để các doanh nghiệp không tự ý tăng giá thức ăn trên địa bàn tỉnh, giúp các nhà chăn nuôi giảm chi phí đầu vào để chăn nuôi có lãi.
- Nhà nước đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác phòng bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm. Hỗ trợ vác xin cho các trang trại chăn nuôi, từ đó giảm thiểu dịch bệnh xảy ra.
Mai Thế Sang