• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 22

    Hôm nay: 131

    Đã truy cập: 866405

Giải pháp nào cho Bệnh Sọc tím măng luồng tại Thanh Hoá ?

Thanh Hoá có diện tích Luồng lớn nhất so với cả nước, lại tương đối tập trung ( >70.000 ha ), là cây gắn bó với sản xuất đời sống của đồng bào 11 huyện miền núi của tỉnh, là loài cây bản địa đa tác dụng, lam vật liệu xây dựng, làm hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm đẹp bền thân thiện với môi trường, làm ván ép thay gỗ, làm nguyên liệu giấy, vì sợi dai, hàm lượng xenlulô cao (có thể tới 45%) làm tăm, làm đũa, ngoài ra Luồng còn cho măng loại thực phẩm sạch có giá trị. Luồng cây, sản phẩm chế biến từ cây luồng có thị trường rộng lớn cho yêu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Luồng rất dễ gây trồng, đầu tư ban đầu không lớn phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào miền núi, trồng 1 lần có thể thu hoạch 40-50 năm, là cây trồng lâm nghiệp có nhiều ưu điểm hiệu quả hơn nhiều cây lâm nghiệp khác ( hiện nay chiếm 50% diện tích rừng trồng của tỉnh ) là cây bản địa phù hợp với đất đai khí hậu miền núi. nên được nhân dân miền núi Thanh Hoá chọn làm cây trong phát triển kinh tế gia đình, họ xem cây luồng là cây lúa nước miền núi, cây xoá đói giảm nghèo. Kinh nghiệm truyền thống của người dân, cùng với đổi mới cơ chế chính sách, tiến bộ kỹ thuật thâm canh, công nghệ chế biến thị trường đã góp phần to lớn cho phát  triển rừng luồng, phát triển sản xuất hàng hoá mũi nhọn, phòng hộ bảo vệ môi trướng sinh  thái

Một  trong những tồn tại thách thức với rừng Luồng mà người sản xuất kinh doanh Luồng phải đối mặt là diện tích Luồng tăng, nhưng chất lượng rừng luồng thì giảm sút.Có nhiều diện tích rừng Luồng bị suy thoái trong đó có nhiều nguyên nhân bên cạnh do áp lực thị trường  khai thác quá cường độ, khai thác trái vụ, thiếu thâm canh, do diễn biến khí hậu thì bệnh Sọc tím Măng luồng đang đe doạ sự phát triển rừng Luồng làm suy thoái cả số lượng và chất lượng rừng Luồng làm giảm diện tích, giảm số bụi/ha, giảm số cây/bụi, cây bé nhỏ làm cho thu nhập sút kém .

Tên bệnh Sọc tím măng Luồng do Trạm nghiên cứu lâm nghiệp Ngọc Lạc Thanh Hoá đặt tên theo hình thái cây măng bị bệnh có nhiều sọc tím, từ gốc đến ngọn măng, nhân dân địa phương gọi là bệnh Đú Luồng , do trên cây măng mang bệnh đẻ nhiều măng nhỏ không thành cây hoặc thành Luồng còi cọc. Biểu hiện của bênh Sọc tím đa dạng, phức tạp, bệnh Sọc tím măng có cả ở rừng Luồng ở đất thấp, rừng Luồng ở trên đồi cao, có cả ở rừng luồng tốt và rừng luồng xấu, có ở rừng Luồng ít tuổi và rừng luồng nhiều tuổi, việc phát triển bệnh không hình thành vùng bệnh một cách rõ ràng, và chắc chắn có nhiều nguyên nhân liên quan chưa phát hiện được...

Các nghiên cứu về bệnh Sọc tím đã được quan tâm chú ý để khắc phục. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Ngọc Lạc có đề tài: “ Giải pháp kỹ thuật thích ứng phòng trừ bệnh Sọc tím của luồng từ ( 2003-2006 ) khi mới xuất hiện bệnh. Do kỹ sư Lê Ngọc Hạnh giám đốc trung tâm là chủ nhiệm đề tài, có sự phối hợp với phòng bảo vệ rừng - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam do Tiến sỹ Phạm Quang Thu thực hiện  có thông báo: Nguyên nhân gây bệnh cho Luồng thanh Hoá  với triệu chứng măng Luồng bị thoái hoá nhỏ mọc nổi lên trên mặt đất là do nầm Fusarium equiseti. Đối với cây Luồng bị bệnh phần trong bị chuyển mầu đen tạo thành các sọc tím ngoài vỏ được xác định do  vi khuẩn

Pseudomonasp gây  hại, đào bỏ các gốc Luồng bị bệnh, phun chế phẩm sinh học và thuốc hoá học Score 0,1% không chặt măng luồng trồng lại các bụi Luồng đã trên 20 năm tuổi đây là biện pháp tốn công sức  nên chưa có sử dụng. Theo giáo sư Trần Văn Mão cho rằng: Bệnh Sọc tím măng Luồng do 4 loại nấm  sinh ra là Nấm bào tử lăng trụ đen (Arthrinium phaéoperinum Ellis ); nấm lưỡi liềm (Fusariumletersporim Nees ex  Fr );Nấm mốc cuống ngắn ( Aureobassidiumpulltans De baryáu Arnaus );Nấm bào tử lion Alternaria  alternate.Trong đó Nấm lăng trụ gây bệnh nặng nhất. khuyến cáo tăng cường chăm sóc

Tại hôi thảo ngày 17- 9 -2010  do Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Grét chủ trì: “xác định nguyên nhân gây bệnh sọc tím trên luồng Thanh Hóa ” có trên 30 đại biểu về dự gồm đại diện lãnh đạo Sở, chi cục lâm nghiệp,chi cục bảo vệ thực vật, trung tâm khuyến nông,Giám đốc trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp, Liên Hiệp các hội khoa học tỉnh, đại lãnh đạo huyện Ngọc Lạc, phòng nông nghiệp,lãnh đạo một số xã , một số hộ nông dân ở huyện Ngọc Lạc . Nhóm nghiên cứu của của tổ chức grét phối hợp với trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội do Tiến sỹ Hà Viết Cường chủ trì đã báo cáo nghiên cứu bước đầu đã đưa nhận đinh:Bệnh Sọc tím măng luồng là bệnh nguy hiểm trên luồng tại Thanh Hoá, đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhưng hiện nguyên nhân vẫn chưa chắc chắn, đang tiếp tục thử nghiệm phòng chống bệnh sọc tím bằng chất kích kháng, và một số thuốc sinh học , chưa có thuốc đặc trị cho Bệnh Sọc tím Măng Luồng. Đến nay bệnh Sọc tím Măng luồng đã có ở 3 huyện có nhiều Luồng là Ngọc Lạc, Lang Chánh, Bá Thước, theo số liệu điều tra của tổ chức Grét ở 4 xã của huyện Ngọc Lạc trên 180,7 ha có 112,7 ha có bệnh sọc ở nhiều bụi , 3 xã của huyện Lang Chánh trên diện tích 980 ha Luồng thì có 226 ha có nhiều bụi bị bệnh Sọc tím, các xã  điều tra đều có bệnh sọc tím ở rừng luồng, tỷ lệ có khác nhau . Nhiều đại biểu hội thảo đã tham gia ý kiến, đặc biệt lá các hộ  nông dân băn khoan lo lắng về bệnh Sọc tím Măng luồng, nếu cứ bị bệnh sọc tím chặt đốt bỏ cả bụi luồng như hiện nay  thì tổn thất kinh tế quá lớn mà bệnh vẫn tồn tại phát triển. Tổng kết hội thảo đồng chí Nguyễn Văn Đốc phó giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị tổ chức Grét tiếp tục giúp đỡ, giao trách nhiệm cho các đơn vị liên quan của ngành : Chi cục lâm nghiệp, Chi cục bảo vệ thực vật, trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp tổng hợp tình hình phối kết hợp nghiên cứu đề xuất  các giải pháp thiết thực, có thuốc đặc trị cho bênh Sọc tím măng Luồng sớm đáp ứng mong mỏi của người trồng Luồng phát triển rừng luồng bền vững, nằng suất, chất lượng.

Nguyễn Nam Sơn
Hội Khoa học lâm nghiệp

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa