• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 2

    Hôm nay: 80

    Đã truy cập: 556000

Dâng trống đồng vào Thành cổ Quảng Trị

Sáng 25.7, tại di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, Hội Di sản văn hóa và cổ vật Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hoá) cùng với UBND tỉnh Quảng Trị làm lễ dâng tặng trống đồng cho di tích Thành cổ Quảng Trị.

Sáng 25.7, tại di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, Hội Di sản văn hóa và cổ vật Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hoá) cùng với UBND tỉnh Quảng Trị làm lễ dâng tặng trống đồng cho di tích Thành cổ Quảng Trị. 

Chiếc trống đồng được đúc thủ công truyền thống, mô phỏng hoa văn, hình dáng trống đồng Ngọc Lũ với đường kính mặt trống 81cm, tượng trưng cho 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Trống đồng có đường kính 81 cm, cao 64 cm, làm bằng đồng đỏ nguyên chất. Trên thân trống được khắc họa 4 hình ảnh biểu tượng 4 thời khắc lịch sử của dân tộc là: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm ở trận Điện Biên Phủ, xe tăng tiến vào dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 và nụ cười thách thức đạn bom ở Thành cổ Quảng Trị.

Được biết, chiếc trồng đồng này được làm lễ đúc tại xưởng đúc đồng của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Minh Tuấn tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) vào ngày 5.7. Một tháng sau đó, các nghệ nhân tiếp tục tinh chỉnh, hoàn thiện chiếc trống đồng trước khi dâng vào Thành cổ Quảng Trị.

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho rằng đây là một hiện vật có nhiều ý nghĩa và giao Sở VH-TT-DL Quảng Trị có trách nhiệm gìn giữ, chọn vị trí trang trọng ở nhà trưng bày tại Thành cổ Quảng Trị để đặt trống, nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.

Việc tặng trống đồng do Hội di sản và cổ vật Thanh Hoa phối hợp với Trung tâm quản lý di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị phối hợp thực hiện với kinh phí từ nguồn xã hội hóa, mục đích tưởng nhớ sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ tại thành cổ Quảng Trị.

Các nghệ nhân đổ đồng đúc trống.Trước đó ngày 5/7, lễ đúc trống đồng diễn ra tại xưởng đúc đồng của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Minh Tuấn, xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Sau đó, các nghệ nhân tiếp tục tinh chỉnh, hoàn thiện chiếc trống đồng trước khi dâng tặng thành cổ Quảng Trị.

Năm 1972 để lấy lại tinh thần và gây sức ép với Việt Nam tại Hội nghị Paris, Mỹ mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị với mật danh "Lam Sơn 72" và mục tiêu số một là chiếm lại thành cổ. Trong 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 16/9/1972), Mỹ đã ném xuống đây 328.000 tấn bom, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Cũng trong 81 ngày đêm đó gần 16.000 chiến sĩ đã hy sinh, 8.000 người không tìm thấy xác.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa