• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 4

    Hôm nay: 350

    Đã truy cập: 729769

Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa năm 2014-2015

THỂ LỆ

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT THANH HÓA NĂM 2014 - 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số  122 / QĐ-LHH ngày 9 tháng 5 năm 2014

của Chủ tịch Liên hiệp hội Thanh Hóa).

Thực hiện Quyết định 165/2006/ QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật;

Thực hiện công văn số 244/LHHVN-VIFOTEC ngày 10/4/2014 của Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về việc tổ chức triển khai Hội thi STKT toàn quốc lần thứ 13 năm 2014-2015 và chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức triển khai  Hội thi STKT Thanh Hoá lần thứ IX năm 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hoá Ban hành Thể lệ Hội thi STKT Thanh Hoá 2014-2015 bao gồm những điều khoản sau:

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa.

- Hội thi sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa (2014-2015) (sau đây gọi tắt là Hội thi), được tổ chức nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất và đời sống; tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong lao động, sáng tạo của đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Quê hương Đất nước.

Điều 2. Cơ quan tổ chức

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Y tế, sở Giáo dục và Đào tạo, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, và  một số  ban, ngành có liên quan. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa là cơ quan thường trực tổ chức Hội thi.

Điều 3: Lĩnh vực thi

Các giải pháp dự thi đăng ký theo các lĩnh vực sau đây:

1- Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông;

2- Cơ khí tự động hoá, xây dựng, giao thông vận tải;

3- Vật liệu, hoá chất, năng lượng;

4- Nông lâm ngư nghiệp và tài nguyên môi trường;

5- Y - Dược;

6- Giáo dục - Đào tạo.

Điều 4. Đối t­­ượng dự thi

- Mọi cá nhân đang làm việc và sinh sống tại Thanh Hóa, ngư­ời Thanh Hóa ở tỉnh ngoài, nước ngoài, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân tộc, nghề nghiệp đã tạo ra giải pháp và áp dụng các giải pháp tại Thanh Hoá có hiệu quả trong 6 lĩnh vực nêu trên đều có quyền tham dự Hội thi.

- Mọi tổ chức của Thanh Hóa đã đầu tư­­ để tạo ra giải pháp đều có quyền đứng tên dự thi. Trong tr­­ường hợp này, những ngư­ời trực tiếp tham gia sáng tạo ra giải pháp đ­­uợc tổ chức đứng tên dự thi giới thiệu hoặc cho phép đăng ký sẽ là tác giả hoặc nhóm tác giả của giải pháp dự thi.

Điều 5. Tiêu chuẩn đánh giá giải pháp dự thi

1. Tính mới- tính sáng tạo so với trình độ kỹ thuật ở Thanh Hoá và Việt Nam: Giải pháp dự thi không trùng với giải pháp đã đ­­ược công bố trong bất kỳ nguồn thông tin nào có ở Việt Nam hoặc đã đ­­ược áp dụng ở Việt Nam trư­­ớc ngày nộp hồ sơ. Các giải pháp đã đăng ký tham dự Giải th­ưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam không thuộc đối t­ượng đ­ược xét, chấm điểm và trao giải của Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật  Thanh Hoá.

2. Khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện của Thanh Hóa và Việt Nam: Giải pháp dự thi đã đ­ược áp dụng hoặc đã đư­ợc thử nghiệm, sản xuất thử và đ­ược chứng minh khả năng áp dụng có hiệu quả.

3. Hiệu quả kinh tế –  kỹ thuật - xã hội: Giải pháp mang lại lợi ích kinh tế – kỹ thuật- xã hội cao hơn so với giải pháp tư­­ơng tự đã biết ở Thanh Hoá vàViệt Nam, không gây ảnh hư­­ởng xấu đến môi tr­­ường và xã hội.

Điều 6: Hồ sơ dự thi (trình bày trên khổ giấy A4).

Hồ sơ dự thi gồm ba bộ, bao gồm phiếu đăng ký dự thi, bản mô tả giải pháp dự thi và toàn văn giải pháp dự thi thuộc các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật ghi tại Điều 3 của Thể lệ này.

6.1. Phiếu đăng ký dự thi (ghi theo mẫu) gồm các nội dung sau:

- Họ và tên ng­­ười dự thi hoặc tên tổ chức dự thi;

- Địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi cư­ trú: điện thoại liên hệ, Email (nếu có);

- Nghề nghiệp của tác giả hoặc nhóm tác giả (ghi riêng từng cá nhân);

- Tên giải pháp dự thi;

- Lĩnh vực dự thi;

- Thời điểm tạo ra giải pháp (ghi ngày, tháng, năm);

- Danh sách thoả thuận của chủ nhiệm và các thành viên, thoả thuận việc phần trăm đóng góp của mỗi người và uỷ quyền cho 01 (một) người đứng ra làm đại diện dự thi nếu giải pháp do nhóm tác giả tạo ra;

- Cam đoan của người dự thi về những điều ghi trong hồ sơ dự thi là đúng sự thật;

- Xác định của tổ chức cho phép dự thi nếu tác giả dự thi với t­­ư cách cá nhân hoặc tập thể nêu tại Điều 4, hoặc xác nhận của địa phư­ơng nơi tác giả cư­ trú.

6.2. Bản mô tả giải pháp dự thi:

- Tên giải pháp dự thi (ghi như­­ tên đăng ký trong Phiếu đăng ký dự thi).

- Mô tả giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có). Trong phần này, mô tả ngắn gọn các giải pháp kỹ thuật đã biết trư­­ớc ngày tạo ra giải pháp dự thi, đặc biệt cần nêu rõ những nh­­ược điểm cần khắc phục của các giải pháp đó;

- Mô tả giải pháp dự thi, thuyết minh tính mới, tính sáng tạo của giải pháp dự thi. Phần này, mô tả ngắn gọn, nh­­ưng đầy đủ và rõ ràng toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi. Đặc biệt, cần nêu rõ đã khắc phục những như­ợc điểm nào, sáng kiến cải tiến những chỉ tiêu nào của giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có) hoặc những sáng tạo hoàn toàn mới.

- Khả năng áp dụng được chứng minh thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng sản xuất thử, hợp đồng bán hàng hoặc hóa đơn bán hàng;

- Hiệu quả kinh tế của giải pháp dự thi  là lợi ích trực tiếp  có thể thu được do áp dụng giải pháp mới vào sản xuất. Có bản tính toán kinh tế so với giải pháp cũ hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết tại Thanh Hoá và Việt Nam;

- Hiệu quả kỹ thuật thể hiện bằng những chỉ tiêu kỹ thuật mới, tiến bộ hơn so với kỹ thuật đã biết trước đó;

- Hiệu quả xã hội như cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí, bảo vệ sức khỏe, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo vệ  trường, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động  . . .

6.3. Toàn văn giải pháp dự thi: Cần nêu cụ thể quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành giải pháp. Các tác giả có thể gửi kèm theo mô hình, sản phẩm chế thử, sơ đồ công nghệ, các bản vẽ,  hình ảnh, các tính toán minh họa  . . .

6.4. Các tài liệu khác (nếu có).

Điều 7. Nộp, nhận hồ sơ dự thi.

7.1. Hồ sơ dự thi được gửi theo 2 hình thức:

- Hồ sơ phải đ­­ược đựng trong phong bì dán kín, gửi trực tiếp về Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, theo địa chỉ: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa  số 17, Hạc Thành, thành phố Thanh Hóa.

- Đồng thời gửi theo đường Email: hoithisangtaoth@gmail.com, hoặc dunglhhkh@yahoo.com.vn.

Điệnthoại:  0373 720 885;  0373 853 656;   Fax: 0373 720 885

Hoặc truy cập: website: tusta.org.vn

7.2. Thời hạn nhận hồ sơ, xét duyệt giải pháp và trao giải th­­ưởng Hội thi:

- Thời hạn nhận hồ sơ dự thi đư­­ợc bắt đầu từ khi công bố Hội thi đến hết ngày 30/7/2015;

- Chấm các giải pháp dự thi từ 1/8/2015 đến 15/9/2015;

- Sơ tuyển, chọn ra các giải pháp có giá trị thực tiễn, tính mới, tính sáng tạo gửi tham gia Hội thi toàn quốc trước 30/9/2015.

7.3. Hồ sơ dự thi sẽ không trả lại. Riêng sản phẩm hoặc mô hình đ­­ược trả lại sau khi Hội thi kết thúc nếu ng­­ười dự thi yêu cầu.

Điều 8. Đánh giá giải pháp dự thi

Hội đồng Giám khảo do Ban tổ chức Hội thi thành lập để xem xét và đánh giá các giải pháp dự thi. Việc đánh giá đ­­ược thực hiện bằng cách cho điểm từng tiêu chuẩn theo thang điểm do Ban tổ chức Hội thi quy định.

Điều 9. Giải thư­­ởng

Giải th­­ưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa năm 2014-2015 đ­ược trao tối đa:

- 6 giải nhất mỗi giải trị giá 10 triệu đồng

- 6 giải nhì mỗi giải trị giá 7 triệu đồng

- 12 giải ba mỗi giải trị giá 5 triệu đồng

- 24 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 2 triệu đồng

Các tác giả đoạt giải được Ban tổ chức Hội thi cấp Giấy chứng nhận đạt giải Hội thi STKT, các giải pháp đạt giải cao Ban tổ chức đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen. Những giải pháp đạt tiêu chuẩn sẽ đư­ợc chọn tham dự Hội thi STKT toàn quốc.

Các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Hội thi được Ban tổ chức Hội thi khen thưởng và đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Điều 10. Ban tổ chức, Ban th­­ư ký, Hội đồng giám khảo.

1. Ban tổ chức Hội thi bao gồm đại diện Lãnh đạo của Liên hiệp hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động tỉnh, tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Y tế, sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan.  Trư­­ởng ban Tổ chức Hội thi do Chủ tịch Liên hiệp hội đảm nhiệm. Tr­­ưởng ban Tổ chức Hội thi thay mặt các cơ quan phối hợp tổ chức Hội thi ký quyết định thành lập Ban tổ chức, th­­ư ký, Hội đồng giám khảo, các Ban chấm thi, ban hành Quy chế làm việc của Ban tổ chức, Ban chấm thi và quy chế đánh giá các giải pháp dự thi.

2. Ban thư­­ ký Hội thi làm nhiệm vụ giúp Ban tổ chức Hội thi  triển khai các hoạt động của Hội thi  trên phạm vi toàn tỉnh.

3. Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực dự thi do Ban tổ chức Hội thi thành lập để giúp Ban tổ chức Hội thi trong việc xem xét, đánh giá các giải pháp dự thi.

Điều 11. Tài chính

.1. Kinh phí dành cho Hội thi đ­­ược lấy từ các nguồn sau:

- Ngân sách nhà n­­ước ở địa phư­­ơng

- Nguồn Quỹ hỗ trợ STKT Thanh Hoá

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân

2. Kinh phí dành cho Hội thi đ­­ược chi cho các nội dung sau:

- Chi th­­ưởng cho các tác giả có giải pháp đạt giải; và quà lưu niệm cho các tác giả có giải pháp tham gia Hội thi nhưng không đoạt giải;

- Chi thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, vận động, tổ chức và tham gia Hội thi;

- Chi cho các hoạt động tổ chức, tuyên truyền, tập huấn, sơ, tổng kết Hội thi.

Điều 12. Bảo hộ sở hữu công nghiệp

Việc tham gia Hội thi không thay thế cho việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Khi phát hiện thấy giải pháp cần đ­­ược bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…), Ban tổ chức sẽ thông báo cho ngư­­ời dự thi lập hồ sơ yêu cầu được bảo hộ. Các giải pháp dự thi muốn đ­­ược bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ tr­­ước ngày công bố trao     thư­­ởng của Ban tổ chức Hội thi.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Tại các cơ quan cấp tỉnh:

Liên hiệp hội, Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Y tế, sở Giáo dục và Đào tạo và các ban, ngành có công văn chỉ đạo gửi theo ngành dọc của mình để tổ chức triển khai tham dự Hội thi. Việc chỉ đạo này cần cụ thể để Hội thi đ­­ược phổ biến sâu rộng và có nhiều giải pháp tham dự Hội thi.

2. Tại các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị):

Tuỳ theo tình hình thực tế, UBND các huyện, thị, thành phố, chủ doanh nghiệp phối hợp thực hiện triển khai Hội thi, lựa chọn các giải pháp tham dự Hội thi

Điều 14. Điều khoản thi hành

Bản Thể lệ này có hiệu lực thi hành kể từ khi ký quyết định ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì chư­­a hợp lý, Ban tổ chức Hội thi cần tổng hợp để báo cáo cấp trên xem xét, sửa đổi.

BAN TỔ CHỨC HỘI THI

 

 

 

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa