• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 2

    Hôm nay: 101

    Đã truy cập: 544909

Hiệu quả từ dự án trồng rừng ngập mặn ven biển

Để từng bước khắc phục những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, cũng như nâng cao nhận thức của người dân, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ để đầu tư trồng rừng ngập mặn tại các huyện ven biển và đã mang lại hiệu quả cao.

Từ Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” của Quỹ Khí hậu xanh, năm 2019, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc được hỗ trợ trồng bổ sung 215 ha rừng ngập mặn. Để có được những cánh rừng xanh tốt như hiện nay, tạo thành bức bình phong chắn sóng, gió biển như thế này, ngoài sự nỗ lực của chính quyền và các tổ chức đoàn thể thì ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng của người dân địa phương là rất quan trọng.

Trong quá trình khôi phục rừng ngập mặn, nhiều khó khăn đã phát sinh, trong đó nguyên nhân chính là do biến đổi của thời tiết khiến cây không lớn được hoặc bị chết. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao của tỉnh trong hỗ trợ vốn đối ứng từ ngân sách, từ kinh phí ODA viện trợ không hoàn lại trong việc hỗ trợ giống cây, kỹ thuật, hỗ trợ trồng mới 1 năm và 3 năm chăm sóc, những cánh rừng ngập mặn đã hình thành. Riêng đối với những vùng nuôi trồng thủy sản, tỉnh Thanh Hóa đã có chính sách hỗ trợ việc di dời các ao, hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế như nuôi ong lấy mật gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm… giúp cho người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã trồng được hơn 970 ha rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn được trồng ở các địa phương ven biển chủ yếu là cây bần chua, cây trang và sú, vẹt. Từ lợi ích do rừng ngập mặn mang lại, các địa phương ven biển đang tích cực tham gia nhiều dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển.

hực tế cho thấy, rừng ngập mặn bảo vệ các khu vực ven biển vững chắc hơn bất cứ công trình bê tông nào trước sức tàn phá của nước mặn và sóng biển; giúp giảm thiểu tới 50% năng lượng tác động của sóng biển, ngăn ngừa nước biển dâng cao, góp phần quan trọng bảo vệ dân cư cũng như hạ tầng cơ sở ven biển. Do đó, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn là một trong những giải pháp tối ưu góp phần thích ứng và hạn chế tác động của thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống ven biển.

XDST

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa