Thường trực Liên hiệp hội làm việc với Tổ chức Bánh Mỳ Thế giới
Ngày 18-19/7, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa Nguyễn Văn Phát đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Tổ chức Bánh Mỳ thế giới (Bftw) do Bà Eva Maria jongen Giám đốc đại diện văn phòng Bftw tại Việt Nam, Lào có chuyến thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa và vùng dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” tại xã Nga Thủy huyện Nga Sơn và xã Đa Lộc huyện Hậu.
Tại buổi làm việc, Bà Eva Maria jongen - Giám đốc đại diện văn phòng Bftw tại Việt Nam, Lào đánh giá cao những kết quả mà ban điều hành dự án đã thực hiện được trong thời gian qua, mặc dừ chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid trong ba tháng đầu năm 2022, chuyến thăm và làm việc này đoàn sẽ trao đổi các hoạt động hỗ trợ thực hiện dự án, đánh giá tiến dộ thực hiện và những kết quả dự án đã thực hiện được, đoàn mong muốn hợp tác với Liên hiệp hội tỉnh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng xanh, bền vững.
Thông tin với đoàn công tác, Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh Nguyễn Văn Phát thống nhất đồng hành với Bftw đối với các dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng đang triển khai trên địa bàn các xã tại huyện Nga Sơn và Hậu Lộc. Đồng thời, kỳ vọng thông qua dự án này sẽ thay đổi được nhận thức cũng như tập quán canh tác đối với các mô hình phát triển bần vững của dự án trên địa bàn. Liên hiệp hội cũng sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện góp phần cho dự án thành công.
Được biết, với sự tài trợ của Bftw Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” tại xã Nga Thủy huyện Nga Sơn và xã Đa Lộc huyện Hậu đã triển khai được các hoạt động bước đầu như: Đánh giá thực trạng quản lý rừng ngập mặn tại 03 xã dự án: 200 người tham gia trả lời phỏng vấn (Cộng đồng 194 người và 06 người từ các tổ chức đoàn thể xã; xây dựng 01 vườn ươm cây giống với 20.000 cây giống rừng ngập mặn phục vụ trồng rừng năm 2023 của DA; Tỉ lệ sống trên 95%; phục hồi rừng và làm giàu 80 harừng ngập mặn lập hồ sơ thiết kế trồng đa tầng tấn rừng ngập mặn tại xã Nga Thủy 35ha, Nga tân 30 ha, Đa Lộc 15ha; Mật độ trồng 666 cây/ha (Cây Trang và cây Bần chua); mô hình đo lường hấp thụ các bon có sự tham gia cho 944,8ha rừng ngập mặn, tập huấn kỹ thuật cho kỹ thuật, phương pháp đo đếm các bon cho 24 thành viên, mô hình nuôi ong lấy mật, mô hình nuôi vịt, mô hình làm phân vi sinh trồng cói vv…
Từ chiều ngày 18/7 đến 19/7 đoàn được Trung tâm nghiên cứu, tư vấn quản lý tài nguyên và thích ứng biến đổi khí hậu thuộc Liên hiệp hội (đơn vị tiếp nhận trực tiếp dự án) hướng dẫn và đưa đoàn đi thăm các mô hình dự án đang thực hiện, gặp gỡ làm việc với ban quản lý dự án các xã và cộng đồng tham gia dự án
XD