• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 7

    Hôm nay: 233

    Đã truy cập: 545041

Mô hình canh tác cói sử dụng phân vi sinh, giảm hóa chất và phân vô cơ

Dự án” Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng, tăng cường khả năng chống chịu rủi ro biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa, Việt Nam” được hỗ trợ bởi Tổ chức Bánh mì cho Thế giới – BftW đã triển khai các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu gồm: Nuôi ong dựa vào rừng ngập mặn, trồng cói giảm thiểu phân vô cơ và thuốc trừ sâu, nuôi vịt biển…Mô hình cói sử dụng phân vi sinh có 8 nhóm với 200 thành viên ở 2 xã Nga Thủy và Nga Tân, huyện Nga Sơn.

Đến thăm gia đình ông Phan Trung Kiên – Thôn Hưng Đạo xã Nga thủy đang thực mô hình canh tác cói đối chứng giữa phương pháp truyền thống và phương pháp mới dùng men vi sinh ủ với rác hữu cơ để bón cho cây cói. Cả hai vợ chồng rất phấn khởi khi thấy mô hình canh tác mới rất hiệu quả. Gia đình ông đã sử dụng men làm 3 lần phân vi sinh. Ông cho hay mô hình này chẳng những cho năng suất cây cói cao hơn ( so với năm 2021 chỉ đạt 1.680 kg/1.400 m2, nhưng năm 2022 tăng lên 2.128 kg/1.400 m2, tăng 26,6% ).

Áp dụng mô hình mới chẳng những tăng năng suất mà còn giảm chi phí sử dụng phân vô cơ, thuốc trừ sâu, cải tạo đất, và giữ được môi trường không bị ô nhiễm bởi hóa chất độc hại. Mô hình đối cói thành công sẽ nhân diện rộng trên địa bàn 2 xã Nga Thủy, Nga Tân và các xã ven biển huyện Nga Sơn sau này.

CANH TÁC TRUYỀN THỐNG  MÙA VỤ (2020-2021)  

Diện tích canh tác: 2.8 sào (1.400m2)  

Chi phí:

+ Phân đạm Ure: 40kg ( 800,000đ)/vụ

+ Phun thuốc trừ sâu nồng độ cao: 200.000đ/vụ x 2 vụ

Phát triển của cây Cói;

+ Cây cói yếu dễ nhiễm sâu bệnh, nhanh vàng và nhỏ cây

+ Khi bón phân hoá học nhiều thì cây bốc nhanh nhưng nhanh thoái hoá và nhanh héo.

Cải tạo đất:

+ Đất bị thoái hoá do sử dụng nhiều phân hoá học và phun thuốc hoá học nồng độ cao.

+ Tầng đất canh tác mỏng dần và độ phì nhiêu của đất giảm theo thời gian

+ Thời gian đảo đất ngắn 2-3 năm.

Thu hoạch:

+ Bình quân 3 tạ/sào x 2,8 sào x 2 vụ: 1.680kg

+ Thời gian thu hoạch Cói ngắn do cây cói yếu và nhanh già

CANH TÁC SỬ DỤNG PHÂN BÓN VI SINH MÙA VỤ (2021-2022)

Diện tích canh tác: 2.8 sào (1.400m2) Sau 3 lần bón phân hữu cơ vi sinh

Chi phí:

+ Phân đạm Ure: 20kg/vụ(400,000đ)

+ Chi phí phun thuốc: 80,000đ/2 vụ

Phát triển của cây Cói:

+ Cói phát triển đều, xanh, cây cứng cáp và ít sâu bệnh xâm hại

+ Thời gian cây Cói xanh lâu, cây tốt, thân cứng, ít cây con.

Cải tạo đất:

+ Bón phân vi sinh hữu cơ tang cường độ phì cho đất, hạn chế sự thoái hoá đất, giảm độ chua.

+ Đất được bổ sung thường xuyên phân hữu cơ và hàm lượng vi sinh có lợi dẫn đến tang độ dày tầng đất canh tác cho đồng Cói.

Thu Hoạch:

+ Bình quân 3.8 tạ/sào/vụ x 2 vụ: 2.128kg ( năng suất tăng thêm 26,6%)

+ Thời gian thu hoạch Cói kéo dài do cây cói cứng và xanh lâu

XD (ST)

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa