• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 4

    Hôm nay: 201

    Đã truy cập: 866984

Giải pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng vùng ven biển Thanh Hóa

Ngày 3/5/2019, tại khách sạn Mường Thanh thành phố Thanh Hóa, được sự hỗ trợ của  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội); Hội khoa học Thủy lợi phối hợp với các đơn vị thuộc Sở nônng nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “ Giải pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu  và nước biển dâng vùng ven biển Thanh Hóa”; tham dự hội thảo có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp hội, Chi cục đê điều, Đài khí tượng thủy văn, Công ty Bắc sông Mã, Công ty thủy nông Sông Chu, UBND các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tỉnh Gia và các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội tỉnh.

Hội thảo đã nghe báo cáo đề dẫn của Thường trực Hội khoa học Thủy lợi và 12 báo cáo tham luận; trong những năm gần đây có nhiều biến đổi lớn về môi trường như khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước biển dâng; sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai ngày càng nhiều, các hệ sinh thái đang bị thu hẹp, tốc độ mất mát các loài sinh vật ngày càng gia tăng; “điểm nóng”, sự cố ô nhiễm môi trường, thiên tai ngày càng nặng nề, chỉ tính riêng trong 2 năm 2017 và 2018, tỉnh Thanh Hóa liên tiếp chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ toàn tỉnh  đã có 16 người chết, 5 bị thương, 5 bị mất tích; 55 ngôi nhà thiệt hại hoàn toàn; 172 ngôi nhà thiệt hại một phần; 28.146 ngôi nhà bị ngập; 144 ngôi nhà bị ảnh hưởng sạt lở đất…Khoảng 6.055 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập; 271,3 ha nuôi tôm quảng canh, 18 ha nuôi tôm thâm canh, 4 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, 28.833 ha cây hàng năm và cây vụ đông bị thiệt hại, trong đó có 1.236 ha lúa, 6.140 ha ngô, 10.870 ha rau, hoa màu, 2.200 ha mía và khoảng 8.000 ha các loại cây trồng khác. Tình trạng sạt lở chân đê, mái đê và nứt mặt đê sông Chu (xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa, xã Thọ Minh, xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân); sạt lở mái đê hữu sông Mã (xã Quảng Phú, TP Thanh Hóa và xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa). Ước tính tổng thiệt hại của đợt bão lũ khoảng 2.700 tỷ đồng. Đợt bão lũ tháng 8/2018: trên toàn địa bàn tỉnh Thanh Hóa có đến 13 người chết và mất tích, trong đó có sáu người thiệt mạng do lũ dữ (huyện Mường Lát bốn người, huyện Cẩm Thủy hai người). Mưa lũ cũng khiến 208 căn nhà bị sập hoàn toàn, hơn 150 căn bị hư hỏng; gần 12.000 căn bị ngập trong nước; 20 điểm trường bị ngập, ảnh hưởng. Ngoài ra, hơn 2.500 ha lúa, rau màu và các cây trồng hằng năm như mía, sắn bị hư hại; khoảng 11.300 con gia cầm chết. Ước tính thiêt hại lên đến trên 1.800 tỷ đồng.

Từ những thiệt hại lớn cả về người và tài sản như trên Hội thảo đề xuất  những giải pháp ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH, NBD) thông thường có các giải pháp công trình, phi công trình và giải pháp kết hợp như: Xây dựng năng lực lồng ghép BĐKH&NBD vào quá trình quy hoạch, thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý xung đột (Cán bộ địa phương và các ngành/lĩnh vực;  Lồng ghép thích ứng với BĐKH & NBD vào các chính sách và các chương trình trong các ngành/lĩnh vực khác nhau( CN, NN&PTNT, XD, GTVT, LĐTB&XH…) và các địa phương trong vùng;  Phổ biến thông tin về BĐKH & NBD và các giải pháp thích ứng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, các giải pháp ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức về các thảm hoạ liên quan đến khí hậu;  Đưa vấn đề BĐKH & NBD vào chương trình giảng dạy ở cấp trung học trở lên;  Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống mặn, ngập lụt nhằm hỗ trợ cho việc thích ứng trong tương lai, chuyển đổi cơ ca mùa vụ vv…

Ngoài ra Hội thảo được nghe nhiều ý kiến phát biểu về nguyên nhân chủ quan, khách quan và các biện pháp nhằm ứng phó với BĐKH, cũng như đánh giá những tác động tiêu cực của BĐKH, NBD ảnh hưởng đến phát triển KTXH vùng ven biển của tỉnh- những giải pháp để hạn chế, giảm thiểu xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội thảo đưa ra một số đề xuất khiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh quan tâm xem xét sớm đưa vào chương trình kế hoạch giai đoạn 2021-2025 Quy hoạch XD đập Cẩm Hoàng trên sông Mã, là công trình thủy lợi đa mục tiêu: tưới tự chảy cho 32.000 ha, cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt cho vùng bắc sông Mã, phát điện và đảm bảo dòng chảy môi trường hạ du; xây dựng hồ Làng Giẻ trên sông Âm bổ sung 25m3/s thay thế cho hồ Pa Ma; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đập sông Lèn, kè biển Quảng Thái & Quảng Nham(H. Quảng Xương), đường ống cấp nước từ hồ Cửa Đạt về TP Thanh Hóa và Sầm Sơn; Xúc tiến đầu tư nâng cấp hệ thống đê sông Mã và tiếp tục thực hiện các giải pháp theo kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu được phê duyệt tại QĐ1704/QĐ-UBND(25/5/2017).

Lê Xuân Dũng



TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa