Qua một nhiệm kỳ hoạt động, với sự chủ động, tích cực và nỗ lực vượt khó, cùng với sự quan tâm, ủng hộ của Cấp ủy, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hội khoa học Thủy lợi đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa, có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong lĩnh vực Thủy lợi, đê điều nói riêng, sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nói chung; đã làm tốt công tác xây dựng và phát triển tổ chức, tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội luôn đoàn kết, ổn định; thực hiện tốt các các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lĩnh vực Thủy lợi, đê điều phòng chống lụt bão; trong công tác nghiên cứu khoa học, Hội đã thực hiện và phối hợp thực hiện các đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh về lĩnh vực Thủy lợi, trong đó phải kể đến đề tài “ Đánh giá tác động của dòng chủy chính trên sông Mã trong điều kiện biến đỏi khí hậu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu phù hợp” “ Nâng cao năng lực quản lý nước phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt trong điều kiện biến đổi khí hậu” “ Nghiên cứu thực hiện dự án công trình thủy lơi, kết hợp thủy điện Cẩm Hoàng trên Sông Mã”’ Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại ba xã Cẩm Tâm, Cẩm Châu, Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy”.
Về tư vấn phản biện và giám định xã hội hội trong nhiệm kỳ qua hội đã triển khai 4 nhiệm vụ cấp tỉnh và tham gia 09 nhiệm vụ cấp ngành và cơ sở, tiêu biểu như: Phản biện quy hoạch vùng 3 Nông Cống tỉnh Thanh Hóa; đánh giá đầu tư dự án nước sinh hoạt tại 7 xã ven biển huyện Hậu Lộc; tư vấn thiết kế dự án “Chuyển đổi 500ha đất của 25 xã vùng thường xuyên ngập úng từ trồng 1 vụ lúa sang nuôi trồng thủy sản” huyện Thạch Thành vv…
Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền và GS,TS Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao kết quả của Hội khoa học Thủy lợi Thanh Hóa trong việc đóng góp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Để tiếp tục phát huy vai trò trong nhiệm kỳ tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị: trong nhiệm kỳ tới, Hội Thủy lợi cần tiếp tục củng cổ về tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, nòng cốt tại các tổ chức Chi hội; tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo Sở và bám sát các kế hoạch nhiệm vụ công tác của ngành Nông nghiệp và PTNT để định hướng các Chi hội, Hội viên chủ động, tích cực tham gia, đóng góp trong lĩnh vực Thủy lợi của tỉnh nhà, tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới; thực hiện hiện tốt công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội gắn với các nhiệm vụ chuyên môn và phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành nông nghiệp và PTNT và tham gia tích cực vào các hoạt động tư vấn phản biện giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh; Hội cần bám sát chủ trương, định hướng của tỉnh để có những đề xuất, đóng góp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, chú trọng vấn đề sử dụng tiết kiệm nước, tiếp tục phát huy hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội Thủy lợi tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023 gồm 21 thành viên, Ban Kiểm tra gồm 03 thành viên. Ban Chấp hành họp phiên thứ Nhất, bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Đồng chí Phan Đình Phùng - được Đại hội tín nhiệm bầu tái cử làm Chủ tịch Hội khoa học Thủy lợi Thanh Hóa nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Với những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Nhiều tập thể, cá nhân cũng đã được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học Thủy lợi Việt Nam tặng Bằng khen, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân.
Xuân Dương