Ngày 5/10/2015, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước đã tham gia đàn phán hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, NewZealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Kết thúc đàm phán, các bên thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế.
Việt Nam là nước có 70% lao động là nông nghiệp. Những năm vừa qua, tác động của KHCN đã đưa sản xuất nông nghiệp đạt được thành tựu quan trọng về năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm, là nước suất khẩu lương thực đứng hàng đầu thế giới. Năm 2015, lần đầu tiên KHCN Việt Nam được cộng đồng quốc tế thừa nhận là nền khoa học có tốc độ tăng trưởng tốt với nhiều sản phẩm khoa học đạt trình độ khu vực và xứng tầm thế giới. TPP sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển trong toàn khu vực và xác lập tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, đầu tư KHCN cho nông nghiệp từ Nhà nước ở Việt Nam mới chỉ = < 0.2% GDP, trong khi ở BraZil là 1,8%, Trung Quốc là 0,5%, vì vậy chất lượng và hiệu quả chưa cao, giá trị xuất khẩu còn thấp, tính cạnh tranh thị trường thấp. Đây là thách thức rất lớn khi gia nhập Hiệp định TPP, đặc biệt là trình độ canh tác nghiêm ngặt để có sản phẩm chất lượng tốt, năng suất và hiệu quả cao, đạt tiêu chuẩn cạnh tranh thị trường.
Hội thảo đã giành thời gian trao đổi chia sẻ kinh nghiệm các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong thâm canh đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao khi gia nhập TPP.