Sinh học và Hóa học sơ kết hoạt động KH&CN 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015
Ngày 3/7/2015 tại Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa, chi hội Nuôi cấy mô thuộc Hội các ngành Sinh học và Hóa học đã phối hợp với Trung tâm tổ chức sơ kết hoạt động KH&CN 6 tháng đầu năm 2015, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2015.
I/ Tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN 6 tháng đầu năm 2015:
1/ Thực hiện dự án: “ứng dụng tiến bộ KH&CN, xây dựng mô hình sản xuất giống Nấm và Nấm thương phẩm (Nấm Sò, nấm Mộc Nhĩ) tại tỉnh Hủa - Phăn nước CHDCND Lào". Kết quả đã thống nhất chọn Trung tâm hữu nghị thanh niên tỉnh Hủa-Phăn làm nơi thực hiện dự án.
2/ Khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật đã được đầu tư:
a/ Tại khu Trung tâm:
- Lưu giữ các giống cây, giống Nấm trong phòng thí nghiệm: 10 bình/giống; nhân chuyển các giống cây: Phong Lan 257 bình; chuối 15 bình; Đồng Tiền 51 bình; Mía 32 bình.
- Chăm sóc cây ở nhà lưới: Phong Lan, Đồng Tiền, Hồ Điệp, Hài Quế Lan Hương, Lan rừng, Đầu Trâu, Đenro, Vũ Nữ: 120m2
- Sản xuất giống Nấm cho trại thực nghiệm Quảng Thắng và xuất bán cho các nơi có nhu cầu: Giống cấp 2: 379 bình; giống cấp 3: 190 kg trên hạt lúa; 3800 que sắn.
b/ Tại trại thực nghiệm Quảng Thắng:
- Lưu giữ các cây ăn quả đầu dòng tại vườn lưới cấp 3: 200m2
- Chăm sóc 5 cây So; 33 cây S1 Bưởi Luận Văn.
- Trồng thử nghiệm và chăm sóc 3500 cây Dưa Lê Kim Hoàng Hậu.
- Sản xuất Nấm Sò: 7000 bịch; Linh Chi 6000 bịch; Mộc Nhĩ 15.000 bịch; Nấm Đùi Gà 5500 bịch.
3/ Soạn thảo xong Báo cáo thực trạng sản xuất và tiêu thụ Nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn 27 huyện, thị xã, thành phố tỉnh Thanh Hóa để xây dựng đề án: "Phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020".
4/ Lập hồ sơ thuyết minh dự án: “Công nghệ nuôi cấy mô thực vật, nhân nhanh một số giống mía chất lượng cao, phát triển vùng nguyên liệu mía tỉnh Thanh Hóa". Kết quả: dự án đã được hội đồng khoa học tỉnh nghiệm thu xếp loại khá.
5/ Chuyển giao công nghệ trồng và chăm sóc Cà Chua và hoa Dạ Yến với UBND huyện Yên Định.
6/ Lập kế hoạch và thực hiện sản xuất chế phẩm sinh học (EM) xử lí môi trường (phân hủy Cenlulo và chế biến thức ăn chăn nuôi).
II/ Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015:
6 tháng cuối năm Chi hội phối hợp cùng Trung tâm thực hiện chế độ giao việc đúng người, đúng vị trí, khoán việc, tăng cường trách nhiệm cá nhân với chế độ khen thưởng, cuối năm tập trung hoàn thành:
- Thực hiện có kết quả dự án: “ứng dụng tiến bộ KH&CN, xây dựng mô hình sản xuất giống Nấm thương phẩm (Nấm Sò, nấm Mộc Nhĩ ) tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào".
- Xây dựng dự án đầu tư phòng thí nghiêm, thực nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực.
- Thực hiện có kết quả các dự án đang triển khai theo tiến độ được giao.
Với bề dày kinh nghiệm, luôn đổi mới phương thức hoạt động hy vọng Chi hội nuôi cấy mô luôn sát cánh cùng Trung tâm sẽ hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.
Đặng Gia Phong