Hội khoa học Thủy lợi Thanh Hóa tổ chức tham quan, học tập và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại các công trình thủy lợi, thủy điện
Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 3 năm 2015, Hội khoa học Thủy lợi Thanh Hóa đã tổ chức chuyến tham quan học tập tại các công trình thủy lợi, thủy điện trên dòng chính sông Mã thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa cho 100 hội viên của 10 chi hội trực thuộc. Đây là một trong những nhiệm vụ trong khuôn khổ kế hoạch hoạt động năm 2015 của Hội, tiến tới kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển ngành Thủy lợi Việt Nam. Đoàn tham quan các công trình sau:
1. Dự án Thủy điện Trung Sơn: Tại xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa. Hồ chứa có MNDBT = 160 m, mực nước chết MNC = 156 m, diện tích mặt hồ ứng với MNDBT là 13,13 km2, dung tích toàn bộ Wtb = 348,5.106 m3 và dung tích hữu ích Whi = 112.106 m3, dung tích phòng lũ 150 triệu m3. Nhà máy điện gồm 4 turbin Francis 65MW (công suất lắp đặt 260MW), được thiết kế với cột nước phát điện lớn nhất 72,02m, điện lượng Eo= 1055,03 triệu KWh. Công trình có tổng vốn đầu tư: trên 410 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ và vốn đối ứng của Tập đoàn điện lực Việt Nam(EVN), do Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo.) thuộc EVN làm Chủ đầu tư. Thủy điện Trung Sơn được khởi công ngày 24/11/2012, chặn dòng ngày 01/12/2013, dự kiến phát điện tổ máy số 1 vào tháng 10/2016, hoàn thành vào Quý II/2017.
Đập chính dự án thủy điện Trung Sơn cao trung bình 84,5 m, cao nhất là 88 m, chiều dài đỉnh đập 513 m, chiều rộng đỉnh đập 8 m, là một trong số 22 đập thủy điện đã và đang được ứng dụng công nghệ bê tông đầm lăn (Roller Compacted Concrete (RCC). Đây là công nghệ thi công đập bê tông dựa trên nguyên lý thi công đập đất sử dụng thiết bị vận chuyển, rải và lèn chặt có công suất lớn. Tuy nhiên trong đập RCC quá trình phát triển nhiệt cần được khống chế nhằm tránh tạo ra ứng suất nhiệt lớn gây nứt, do đó hàm lượng xi măng clanhke thường được khống chế ở mức thấp. Để bổ sung phần hạt mịn giúp tăng độ đặc chắc và khả năng chống thấm cho RCC cần sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính có chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ASTM C 618, cụ thể là loại F và loại N. Phụ gia loại F ở nước ta chủ yếu là tro bay do nhà máy nhiệt điện Phả Lại thải ra.
2. Dự án Thủy điện Hồi Xuân, do Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân VNECO thuộc Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam làm Chủ đầu tư. Đây là công trình: Khai thác thủy năng sông Mã để phát điện lên hệ thống điện Quốc gia, với công suất lắp máy (Nlm): 102 MW; Điện lượng trung bình năm (Eo): 432,61 * 106 KWh; Vốn đầu tư xây dựng ban đầu: 3.320 * 109 đồng (VNĐ). Nguồn vốn: Vốn đầu tư phát triển của Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (Vốn góp 30% và vốn vay của các tổ chức tín dụng 70%). Tiến độ thực hiện dự án: 4,5 năm không kể thời gian chuẩn bị; Dự kiến khởi công tháng 11 năm 2009; Hoàn thành phát điện tổ máy số 1 tháng 11 năm 2013. Tuy nhiên, do bế tắc về nguồn vốn vay từ ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc - Chi nhánh Trùng Khánh, nên sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3/2010 đến nay công trình thủy điện Hồi Xuân mới chỉ mới thực hiện được 10% khối lượng. Hiện nay Dự án Thủy điện Hồi Xuân (Thanh Hóa) đã cơ bản được cơ cấu lại theo hướng chuyển giao cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Sản xuất xây dựng Đông Mê Kông, đơn vị sẽ tham gia với tư cách cổ đông nắm giữ 90% cổ phần để cùng đầu tư hoàn thiện dự án.
3. Dự án thủy điện Bá Thước 1: tại xã Thiết Kế huyện Bá Thước. Hồ chứa: Chế độ điều tiết ngày đêm, MNDBT = 54 m, mực nước chết MNC = 53 m, mực nước lũ thiết kế MNLTK = 56 m, mực nước lũ kiểm tra MNLKT = 58,37 m, dung tích toàn bộ Wtb = 33,62.106 m3 và dung tích hữu ích Whi = 4,45.106 m3. Đập dâng: Kết cấu bê tông trọng lực, cao trình đỉnh đập 59,5 m và chiều cao lớn nhất Hđập max = 29 m. Đập tràn: Tràn có cửa van, bố trí tại lòng sông, kết cấu bê tông cốt thép đặt trên nền đá lớp IB, kích thước n(BH) = 12(1314) m, cao độ ngưỡng tràn 40 m, khả năng x lớn nhất Qx max = 14.700 m3/s. Nhà máy thủy điện (NMTĐ): Kiểu lòng sông, bố trí bên bờ phải, sử dụng 03 tua-bin bóng đèn (Capsule), Nlm = 60 MW, điện lượng Eo=241,06 triệu kWh. Cao trình đặt máy 28,4 m, cao trình sàn lắp ráp 58,5 m, mực nước hạ lưu MNHLmin/max = 41,88/57,56 m. Dự án thủy điện Bá Thước 1 có tổng mức đầu tư hơn 1.441 tỷ VNĐ, do Công ty Cổ phần Hoàng Anh Thanh Hoá làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng tháng 11 năm 2012, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2016.
4. Dự án thủy điện Bá Thước 2 tại xã Điền Lư huyện Bá Thước. Hồ chứa: Chế độ điều tiết ngày đêm, MNDBT = 41 m, MNC = 40 m, MNLTK = 43,91 m, MNLKT = 45,67 m, Wtb = 57,96.106 m3, Whi = 9,35.106 m3. Đập dâng: Kết cấu bê tông trọng lực, cao trình đỉnh đập 47 m và chiều cao lớn nhất Hđập max = 36,5 m; Đập tràn: Tràn có cửa van, bố trí tại lòng sông, kết cấu bê tông cốt thép, kích thước n(BH) = 12(1314) m, cao độ ngưỡng tràn 27 m, khả năng x lớn nhất Qx max = 15.000 m3/s. Nhà máy thủy điện: Kiểu lòng sông, bố trí bên bờ hữu, sử dụng 03 tua-bin bóng đèn, Nlm = 80 MW, điện lượng Eo=320,9 triệu kWh. Cao trình đặt máy 17,8 m, cao trình sàn lắp ráp 42 m, MNHLmin/max = 26,16/41,3 m. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.600 tỷ VNĐ. Dự án thủy điện Bá Thước 2 được khởi công xây dựng tháng 12 năm 2009, hoàn thành và phát điện vào tháng 5 năm 2013.
Như vậy, trong 4 công trình thủy điện nói trên, chỉ có công trình thủy điện Trung Sơn là công trình lợi dụng tổng hợp, vừa phát điện với Nlm=260MW, vừa kết hợp phòng lũ với Wfl=150 triệu m3 và x dòng chảy môi trường 15 m3/s cho hạ du sông Mã. Các công trình còn lại chỉ làm nhiệm vụ phát điện.
Ngoài ra, còn có 3 nhà máy thủy điện trên sông Mã thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng là Thành Sơn, Cẩm Thủy I và Cẩm Thủy 2, nhưng được biết Chính phủ đang cho tạm dừng đầu tư Thủy điện Thành Sơn và thủy điện Cẩm Thủy 2. Quan điểm của Hội khoa học Thủy lợi Thanh Hóa sau chuyến tham quan thực tế, cũng rất đồng tình với chủ trương của Chính phủ. Trước hết Hội sẽ nghiên cứu đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm chỉ đạo nhà đầu tư của thủy điện Hồi Xuân đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm hoàn thành đáp ứng tiến độ cam kết. Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hóa nên đề xuất Chính phủ cho nghiên cứu xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện có tính chất lợi dụng tổng hợp nguồn nước trên sông Mã như: Pa Ma; Cẩm Hoàng ngay trong những năm tiếp theo.
Phạm Xuân Quý