• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 13

    Hôm nay: 514

    Đã truy cập: 558923

Thông tin về UNDP - GEF SGP tại Việt Nam

Thông tin về UNDP - GEF SGP tại Việt Nam

 I. Giới thiệu tóm tắt về Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ môi trường toàn cầu tại

Việt Nam (GEF SGP)

 Nhận thức được vai trò quan trọng của hộ gia đình và cộng đồng góp phần giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) khởi xướng Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF SGP) vào năm 1992. GEF SGP tài trợ cho các tổ chức cộng đồng (CBO) và các tổ chức phi chính phủ địa phương (NGO) trên cơ sở áp dụng các giải pháp phù hợp với điều kiện của từng địa phương để giải quyết những vấn đề môi trường của địa phương trong các lĩnh vực trọng tâm của GEF.

 Tiền đề cho hoạt động của GEF SGP là người dân sẽ có đủ khả năng bảo vệ môi trường khi họ hành động có tổ chức, có biện pháp kiểm soát việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, được cung cấp những kiến thức và thông tin cần thiết và nhận thức được rằng cuộc sống kinh tế và xã hội của họ tuỳ thuộc vào quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, GEF SGP không đơn giản chỉ là một chương trình tài trợ cho những dự án nhỏ nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở địa phương. Thông qua việc nâng cao nhận thức của quần chúng, xây dựng quan hệ đối tác và tăng cường đối thoại về các vấn đề chính sách, GEF SGP nhằm mục đích xây dựng môi trường thuận lợi trong phạm vi từng nước để góp phần đạt được sự phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

 GEF SGP Việt Nam triển khai từ năm 1999. Hầu hết các dự án thuộc các lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, và ngăn ngừa THĐ&HMH. Khoảng 68% các dự án tập trung ở duyên hải miền Trung, và 32% ở các khu vực khác trong cả nước, chủ yếu là các địa phương thuộc Đông Bắc Bắc Bộ. Các tổ chức tiếp nhận viện trợ là các tổ chức NGOs địa phương (các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Hội nghề cá,…), chiếm 58% và các tổ chức cộng đồng (Hội nông dân, Hội Phụ nữ, …) chiếm 42%. Hầu hết các dự án có mục tiêu xây dựng mô hình trình diễn thử nghiệm các chiến lược, các kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên dựa trên phương pháp tiếp cận cộng đồng. Các dự án chú trọng mục tiêu xây dựng năng lực cho cộng đồng và người dân địa phương. Kết quả đánh giá cho thấy tỷ lệ các dự án đạt mục tiêu đã đề ra rất cao, đạt 90% các dự án đã triển khai, với tỷ kệ giải ngân cao (90-95%) và kết quả tốt. Với nguồn lực nhỏ (50.000USD/dự án), nhưng kết quả của các dự án SGP đã có sức lan toả lớn, trong đó có nhiều dự án đã được nhân rộng với nguồn lực của các nhà tài trợ khác cũng như của các chương trình của chính phủ. Chính quyền và ban ngành của nhiều địa phương đã đánh giá cao kết quả mà các dự án SGP đã đóng góp. Việc thực hiện các dự án SGP góp phần đáng kể xây dựng năng lực và tăng cường uy tín của các tổ chức xã hội dân sự. Qua gần 15 năm triển khai tại Việt Nam, SGP là một trong số rất ít chương trình tài trợ hiệu quả ở Việt Nam trong việc hỗ trợ cho các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức cộng đồng nguồn lực để thực hiện các dự án/hoạt động cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển sinh kế bền vững dựa vào quản lý và sử dụng bền vững tài

nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, với cơ chế tài trợ nhanh chóng, thân thiện, công khai và minh bạch, trong chu kỳ GEF 4 (2007-2010), SGP Việt Nam đã tài trợ 57 dự án cho các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức cộng đồng tại Việt Nam. Tính đến tháng 9/2014, SGP Việt Nam đã tài trợ cho tổng số

125 dự án, thực hiện trên 101 xã của 40 tỉnh trên khắp cả nước.

 C ác mục  tiêu  chính  củ a  GEF  S GP

- Thực hiện trong phạm vi cộng đồng các chiến lược và kỹ thuật góp phần bảo vệ môi trường

toàn cầu nếu các chiến lược và kỹ thuật này được nhân rộng theo thời gian;

 - Rút ra những bài học từ thực tế hoạt động tại địa phương, hỗ trợ cho việc truyền bá những chiến lược hay sáng kiến thành công trên diện rộng thông qua các CBO, NGO, chính phủ, các cơ quan viện trợ phát triển, GEF và các cơ quan/tổ chức liên quan khác; và

 - Xây dựng quan hệ đối tác và hệ thống của các đối tượng tham gia và thụ hưởng tại địa phương nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực của cộng đồng, các CBO và NGO địa phương để góp phần giải quyết các vấn đề môi trường và thúc đẩy qúa trình phát triển bền vững.

 C ác lĩ nh  vực tr ọn g tâm  c ủa  GEF  S GP

 GEF SGP tài trợ cho các dự án và hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong các lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), biến đổi khí hậu (BĐKH), thoái hoá đất và hoang mạc hóa (THĐ & HMH), các vùng nước quốc tế.

 Sự tham gia của các bên có liên quan

 Bộ  phận quản  lý  chư ơng  trì nh  ở cấp toàn cầu (CPMT (UNDP New York)/UNOPS)

 Ở cấp toàn cầu, CPMT/UNDP New York và UNOPS/NAO – New York chỉ đạo việc thực hiện theo cơ chế đã được Hội đồng/Ban Thư ký GEF phê duyệt. CPMT/UNOPS hỗ trợ SGP Việt Nam các vấn đề kỹ thuật có liên quan trong thực hiện, tìm kiếm các nguồn lực từ các nhà tài trợ khác để đáp ứng yêu cầu đồng tài trợ của GEF cũng như bổ sung thêm nguồn lực tài trợ cho SGP Việt Nam, đúc kết các bài học kinh nghiệm, quảng bá kết quả, và tiến hành các đánh giá độc lập, kiểm toán. SGP Việt Nam có trách nhiệm báo cáo hoạt động cho CPMT và UNOPS.

 Ở cấp quốc gia, SGP Việt Nam có sự tham gia của Ban Chỉ đạo quốc gia (BCĐQG), Ban thư ký

SGP Việt Nam, Văn phòng UNDP Việt Nam và GEF Việt Nam.

 Ban Chỉ  đạo quốc gia (B C ĐQG )

 Trên nguyên tắc phân cấp và phát huy quyền làm chủ của quốc gia, BCĐQG có trách nhiệm quyết định các hoạt động của SGP Việt Nam, bao gồm định hướng các chiến lược, các ưu tiên cho hoạt động của chương trình, xét duyệt dự án, tư vấn kỹ thuật cho Văn phòng SGP và dự án, theo dõi và đánh giá kết quả dự án tại địa phương, đúc kết bài học kinh nghiệm, quảng bá kết quả của SGP. BCĐQG bao gồm các chuyên gia có chuyên môn trong các lĩnh vực ưu tiên của GEF, tâm huyết với hoạt động cộng đồng, và có quan hệ mạng lưới rộng rãi trong lĩnh vực chuyên môn. BCĐQG có các đại diện của các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan hàn lâm. Các thành viên BCĐQG có sự phê chuẩn của CPMT/UNOPS và sự bổ nhiệm của Văn phòng UNDP Việt Nam.

Văn  phòng SGP  Việt Nam

 Văn phòng SGP Việt Nam có 01 điều phối viên (ĐPV) và 01 trợ lý, có trách nhiệm điều phối các hoạt động của SGP theo quyết định của BCĐQG và kế hoạch hàng năm được duyệt. Các hoạt động chính của Văn phòng SGP Việt Nam là phổ biến thông tin về SGP, tổ chức công tác xét duyệt dự án, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát việc thực hiện các dự án, xây dựng năng lực cho các đối tác thông qua tổ chức các lớp tập huấn, các hội thảo, tham quan chia sẻ kinh nghiệm. Điều phối viên (ĐPV) là đầu mối cho mọi hoạt động của SGP tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo cho CPMT/UNOPS, BCĐQG, UNDP Việt Nam và GEF Việt Nam/Bộ tài nguyên và môi trường (MONRE).

 Văn  phòng UN DP  Vi ệt Nam

 Văn phòng UNDP Việt Nam hỗ trợ SGP Việt Nam trong việc phát triển quan hệ hợp tác với các cơ quan Chính phủ ở cấp trung ương, chính quyền các địa phương trong thực hiện SGP tại Việt Nam. Văn phòng UNDP Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác của SGP với các dự án có liên quan của UNDP Việt Nam nhằm nhân rộng và nâng cấp các kết quả của SGP. Văn phòng UNDP Việt Nam hỗ trợ truyền thông và quảng bá kết quả cũng như quảng bá cơ chế tài trợ của SGP nhằm tìm kiếm các nguồn lực từ các nhà tài trợ khác để tăng cường nguồn lực cho các hoạt động cộng đồng tham gia thực hiện bảo vệ môi trường tại Việt Nam. UNDP Việt Nam bổ nhiệm thành viên BCĐQG căn cứ vào đề xuất của Văn phòng SGP Việt Nam trên cơ sở có sự phê chuẩn của CPMT. Đại diện UNDP Việt Nam tham gia thành viên BCĐQG.

 GEF Việt Nam/Bộ  tài  nguyên  và  môi  tr ư ờng (MONRE)

 GEF Việt Nam phân bổ kinh phí từ STAR (nguồn kinh phí GEF phân bổ cho Việt Nam trong GEF

5) cho hoạt động tài trợ của SGP Việt Nam trong GEF 5. GEF Việt Nam có đại diện tham gia trong thành phần BCĐQG của SGP Việt Nam, định hướng cho các mục tiêu và chiến lược thực hiện chương trình.  SGP Việt Nam có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện hàng năm cho GEF Việt Nam, tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm hàng năm và các cuộc viếng thăm dự án, đánh giá giữa kỳ/cuối kỳ với sự tham gia của GEF Việt Nam. GEF Việt Nam tham gia đánh giá kết quả của các dự án và chương trình SGP nhằm đúc rút các vấn đề có liên quan về chính sách quản lý môi trường và tài nguyên ở cấp cộng đồng.

 GEF Việt Nam hỗ trợ quảng bá cho kết quả của các dự án SGP và khuyến nghị SGP cơ chế được sử dụng để thực hiện các nội dung mô hình trình diễn ở cấp cộng đồng trong các dự án trung bình, dự án lớn của GEF khi có mục tiêu phù hợp. GEF Việt Nam hỗ trợ thúc đẩy sự hợp tác giữa SGP Việt Nam với các chương trình môi trường của Chính phủ có sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức cộng đồng trong hợp tác với Mặt trận Tổ quốc và VUSTA. GEF Việt Nam phối hợp với SGP Việt Nam để đánh giá, đúc kết cơ chế tài trợ của SGP nhằm quảng bá cho cơ chế tài trợ các hoạt động cộng đồng trong bảo vệ môi trường cũng như xác định một cơ chế phù hợp và bền vững cho SGP trong những giai đoạn tiếp theo.

II. Tóm tắ t Chiế n  lượ c thực hiệ n GEF SGP tạ i Việ t Nam trong GEF 5 (2013- 2015)

 1. Các chủ  đ ề  phát triển  ưu  tiên

• Bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên

• Xóa đói giảm nghèo và sinh kế bền vững

• Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự

• Ý kiến và sự tham gia của cộng đồng và người dân địa phương

 2.  Đị n h  h ư ớng chiến lược

 a. Tiếp tục phát triển hồ sơ dự án GEF SGP Việt Nam theo các định hướng ưu tiên sau:

 • Các lĩnh vực ưu tiên:   đa dạng sinh học (ĐDSH), biến đổi khí hậu (BĐKH), thoái hoá đất và hoang mạc hóa (THĐ & HMH), các vùng nước quốc tế, lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu, với các vấn đề ưu tiên dưới đây.

 • Sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH - cơ hội tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp

(du lịch sinh thái cộng đồng)

• Chia sẻ lợi ích trong bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH

• Bảo tồn ĐDSH bên ngoài các khu bảo tồn, thúc đẩy hình thành khu bảo tồn dựa vào cộng đồng

• Năng lượng tái tạo (năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời) và sử dụng năng lượng hiệu quả

và tiết kiệm ở cấp hộ gia đình

• Quản lý đất và nước bền vững (xói mòn và suy thoái đất)

• Sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch sử dụng đất ở cấp địa phương

• Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nước và quản lý chất thải), ưu tiên ở các di sản Thế giới

 • Khu vực địa lý ưu tiên: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (15 tỉnh thành, từ Thanh Hoá đến

Bình Thuận).

 • Các phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng, ưu tiên cộng đồng dân nghèo ở nông thôn, ven biển và hải đảo, trong đó ưu tiên dân tộc thiểu số, các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật).

 b. Tăng cường tác động của SGP ở cấp quốc gia và địa phương thông qua:

 •     Thử nghiệm các ý tưởng/chiến lược, cách tiếp cận sáng tạo, và nhân rộng, nâng cấp các mô hình

thành công, các điển hình.

•     Quản lý tri thức (đúc kết và phổ biến bài học kinh nghiệm và những điển hình, thành công).

•     Tăng cường hoạt động vận động chính sách. Giới thiệu các dự án thành công cho các trường hợp nghiên cứu điển hình của các dự án lớn trong việc xây dựng và điều chỉnh chính sách.

•     Phát triển năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự (XHDS), các mạng lưới của các tổ chức

XHDS ở Việt Nam. Tăng cường vai trò và đóng góp của các các tổ chức và mạng lưới XHDS

trong quá trình hoạch định chính sách.

•     Truyền thông, quảng bá về kết quả và vận động cho SGP là một cơ chế tài trợ phù hợp và hiệu quả cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam – tính bền vững của SGP tại Việt Nam.

•     Lồng ghép, liên kết với các dự án lớn của chính phủ (các chương trình môi trường và phát triển bền vững của quốc gia và địa phương trong các lĩnh vực ĐDSH, BĐKH, THĐ&HMH, và các vùng nước quốc tế) và của các tổ chức quốc tế, chú trọng các dự án lớn và trung bình của GEF, của UN/DP Việt Nam.

 c.   Quan hệ đối tác, mạng lưới. Các đối tác chiến lược:

o Các tổ chức XHDS - phát triển các mạng lưới của các NGOs, các tổ chức tiếp nhận viện trợ của SGP Việt Nam.

o Chính quyền, cộng đồng và người dân địa phương.

o Các cơ quan có liên quan (Bộ TN và MT/GEF Việt Nam, Ban thư ký các công ước của Liên Hợp Quốc (UNCBD, UNFCCC, UNCCD), chính quyền và cộng đồng/người dân địa phương, VUSTA, các NGOs/CBOs, các mạng lưới của XHDS (VNGO và BĐKH), các viện nghiên cứu.

o Các dự án của UN/DP Việt Nam do GEF tài trợ (dự án trung bình, dự án lớn của GEF, UN REDD+), NGO quốc tế (MFF/IUCN, CEFP/Birdlife International).

 d. Kết quả dự kiến

 • Kinh phí huy động: 1.600.000 USD từ GEF, đóng góp bằng tiền mặt (từ các dự án toàn cầu và khu vực, các chương trình quốc gia và địa phương), và đóng góp bằng hiện vật từ các tổ chức XHDS và cộng đồng)

 • 35-40 ý tưởng dự án được phê duyệt; 25-30 đề nghị dự án được phê duyệt và cấp kinh phí (3  đợt xét duyệt dự án trong 2014-2015).

 • 85-90% dự án đạt yêu cầu, 25% dự án thành công lớn và đóng góp quan trọng cho việc vận động và phát triển chính sách

 •4 lớp tập huấn đào tạo về (i) thiết kế dự án, và quản lý, theo dõi và đánh giá dự án, và (ii) vận động chính sách, tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

 • 2 hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các dự án.

 III.    Thủ tục xét duyệt ý tưởng/đề nghị dự án

- Tổ chức xin tài trợ liên hệ điều phối viên chương trình (ĐPV) để nhận hướng dẫn và các mẫu đơn.

- Tổ chức xin tài trợ viết ý tưởng dự án (theo mẫu qui định) và nộp cho GEF SGP.

- ĐPV xem xét, sàng lọc và đề xuất Ban chỉ đạo quốc gia GEF SGP (BCĐQG) phê duyệt ý tưởng dự án.

- Tổ chức xin tài trợ có ý tưởng dự án được GEF SGP chấp thuận nộp đơn xin kinh phí tài trợ xây dựng dự án trong trường hợp có nhu cầu. GEF SGP cung cấp tối đa 2.000 USD cho hoạt động khảo sát và xây dựng dự án.

- ĐPV xem xét và phê duyệt đơn xin tài trợ kinh phí xây dựng dự án.

- Tổ chức xin tài trợ có ý tưởng dự án được GEF SGP chấp thuận xây dựng và viết Đề nghị dự án

(theo mẫu qui định).

- Tổ chức xin tài trợ trình đề nghị dự án cho ĐPV sàng lọc:

-  Đề nghị dự án có thể được ĐPV chấp thuận và trình cho BCĐQG xem xét và chọn lọc.

-  Đề nghị dự án có thể được trả lại để tổ chức xin tài trợ bổ xung theo góp ý của ĐPV và trình lại để BCĐQG xem xét và chọn lọc.

- Các đề nghị dự án ĐPV thông qua sẽ được trình cho BCĐQG xem xét và chọn lọc:

-    BCĐQG có thể chấp thuận đề nghị dự án.

-    BCĐQG có thể yêu cầu tổ chức xin tài trợ bổ xung và trình lại để BCĐQG xem xét và chọn lọc.

-    BCĐQG có thể không chấp thuận đề nghị dự án.

- Các đề nghị dự án được BCĐQG chấp thuận sẽ được đệ trình cho UNDP Việt Nam xem xét và

thông qua.

- Các đề nghị dự án được UNDP Việt Nam thông qua sẽ trình lên Bộ phận điều phối chương trình

GEF SGP tại New York (CPMT) và UNOPS đề nghị cấp kinh phí.

- Các đề nghị dự án được CPMT và UNOPS chấp nhận sẽ tham gia vào GEF SGP tại Việt Nam.

 Địa chỉ liên hệ

 Chương trình UNDP- GEF SGP Việt Nam Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia Email:  gef-sgp-vietnam@undp.org

Địa chỉ: 25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội

ĐT: (04) 3942 1495 (số lẻ 255)

Trang tin điện tử: http://www.undp.org.vn


MẪU Ý TƯỞNG DỰ ÁN

(tối đa 5 trang, bằng tiếng Việt)


Tên dự án:

I.   Thô ng  tin  cơ  sở  của tổ  chức  đề xuấ t  ý  tưở ng dự án

-   Tên tổ chức đề xuất

-   Thông tin liên lạc (Địa chỉ thư tín, Điện thoại, Email)

-   Đại diện của tổ chức đề xuất (tên và chức vụ, thông tin liên lạc)

-   Cán bộ giao dịch của dự án (tên và chức vụ, thông tin liên lạc)

-   Thông tin cơ bản về tổ chức (Mục đích hoạt động. Năng lực nhân sự và kinh nghiệm quản lý dự án. Khả năng tài chính, kinh phí hoạt động của tổ chức (nguồn cung cấp, tổng kinh phí)

II. Mô tả  tóm tắ t dự án

1.   Mô tả vấn đề dự án cần giải quyết

2.   Mô tả phương pháp giải quyết vấn đề

3.   Mô tả tóm tắt dự án

a.   Mục tiêu

b.   Kết quả dự kiến

c.   Hoạt động dự kiến

d.   Tổ chức thực hiện và quản lý dự án (Sự tham gia của cộng đồng và các bên có liên quan (tổ chức đề xuất, tổ chức/ chuyên gia tư vấn, chính quyền và các ban ngành có liên quan, các chương trình/dự án có liên quan) trong việc thực hiên và quản lý dự án.

e.   Thời gian thực hiện dự án

f.    Kinh phí (Đồng Việt Nam)

Kinh phí xin tài trợ từ GEF SGP

Kinh phí đóng góp từ các nguồn khác (ghi rõ)

4.   Lý do chính cần sự hỗ trợ của GEF SGP

5.   Các tài liệu kèm theo (hồ sơ pháp lý của tổ chức, các thông tin có liên quan đến ý tưởng dự án, danh sách các dự án đã và đang thực hiện,…)

Ghi chú: Các tài liệu kèm theo không tính trong số 5 trang của ý tưởng dự án.

 Tổ chức đề xuất

 (Họ tên, chữ ký và dấu)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa