• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 2

    Hôm nay: 647

    Đã truy cập: 559056

Trường cao đẳng nghề Lam Kinh

Trường Cao đẳng nghề Lam Kinh được thành lập theo quyết định số 3839/QĐ UBTH ngày 2 tháng 12 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, quyết định số 525/ QĐ/ LĐTBXH ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Bộ Lao động TB&XH và quyết định số 233/TCDN ngày 26/8/2009 của Tổng cục dậy nghề.

Trường Cao đẳng nghề Lam Kinh đào tạo đa ngành nghề các khối kinh tế, nông lâm nghiệp và công nghệ… trình độ cao đẳng. trung cấp, sơ cấp. Quy mô đào tạo là 2.000 sinh viên/năm, ngoài ra còn có hàng ngàn học viên tham dự các lớp học nghề và bồi dưỡng kỹ thuật ngắn hạn.

Trường hiện có 20 cán bộ giáo viên, ở 145 Dương Đình Nghệ TP Thanh Hoá. Tuy mới chính thức hoạt động nhưng trường đã tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên trong và ngoài trường. Đó là lớp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tổ chức hội nghị, lớp kỹ năng viết tin bài, kỹ năng soạn thảo văn bản và lớp nghiệp vụ sư phạm. Hiện nay đã có các lớp cao đẳng kế toán và cao đẳng quản trị doanh nghiệp.

Trường cao đẳng nghề Lam kinh do Công ty CP mía đường Lam Sơn ( LASUCO) bảo trợ. LASUCO là đơn vị mạnh nhất về mía đường trong toàn quốc, hoạt động trên nhiều lĩnh vực và hiện có 2 nhà máy đường với tổng công suất 7.000 tấn mía ngày và 12 nhà máy, xí nghiệp thành viên, sản xuất và cung cấp nhiều loại sản phẩm như đường, bánh kẹo, cồn, nước quả ...Công ty còn hoạt động ở cả các lĩnh vực dịch vụ phân bón, khách sạn, nhà hàng, bất động sản, sữa chữa ôtô...  Sản phẩm của LASUCO nhiều năm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, liên tục được tặng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế ở Mỹ, Pháp, Thuỵ sỹ, Đức… Năm 2000 tập thể CBCNV và Tổng giám đốc đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới.

Sứ mệnh của trường Cao đẳng nghề Lam kinh là xây dựng thành trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật mạnh trong nước, mục tiêu hoạt động của trường là :

-Tạo ra lực lượng lao động trí thức trẻ, năng động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Thanh Hóa,

- Góp phần tạo việc làm cho thanh niên, học sinh nông thôn, con em cán bộ nhân dân vùng mía đường, gắn bó lâu dài với ngành nghề, ổn định và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

-Liên kết với các trường Đại học, cao đẳng, các tổ chức khoa học trong nước và quốc tế xây dựng trường nhanh chóng thành đơn vị có thương hiệu trong khối các trường Cao đẳng nghề trong toàn quốc, lấy hiệu quả kinh tế làm phương châm cho sự phát triển..

Được phép của Sở LĐ TB&XH, UBND tỉnh Thanh Hoá và Tổng cục dạy nghề Trường Cao đẳng nghề Lam kinh đã tiến hành khai giảng nhiều lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 5 tháng 3 năm 2011 kết hợp với Công ty CP mía đường Lam Sơn, Trường đã tiến hành khai giảng 16 lớp dạy nghề kỹ thuật trồng mía cho người lao động theo quyết định 1956 của TTCP tại các xã Quí lộc ( H Yên  Định) xã Cẩm châu ( H Cẩm Thủy ), xã Lương Sơn ( H Thường Xuân ) Thị trấn Sao Vằng, xã Thọ Xương, Xã Xuân Châu  ( H Thọ Xuân) Xã Thiệu trung H Thiệu Hóa và xã Nguyệt Ấn H Ngọc Lắc với tổng số 580 học viên. Có thể nói đây là đợt ra quân mạnh mẽ và đồng bộ nhất bồi dưỡng kiến thức tổng hợp cho người lao động ở Việt Nam hiện nay.

Chương trình giảng dạy có các môn cơ bản đáp ứng yêu cầu của người lao động trong thời ký hội nhập. Học viên không chỉ được học kiến thức về kỹ thuật trồng mía mà còn được học cả về an toàn lao động, kỹ năng soạn thảo văn bản để viết đơn, thư, báo cáo, hợp đồng…. và tin học ứng dụng để biết khai thác mạng internet… Giáo viên giảng dạy ở trường Cao đẳng nghề Lam Kinh, Đại học Hồng Đức, Công ty CP mía đường Lam Sơn, Hiệp hội mía đường… Thơì gian học gần 2 tháng. Học viên là nhũng người lao động trẻ, có hộ khẩu và ruộng đất thuộc 11 huyện vùng nguyên liệu trồng mía phia tây của tỉnh Thanh Hoá, nhiều huyện miền núi có nhiều dân tộc. Lớp học ở Cẩm Thuỷ, Thường Xuân đa số là người dân tộc Thái, Mường, Dao…cùng sinh hoạt trong một lớp rất đoàn kết và sôi nổi.

Công ty CP mía đường Lam Sơn cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm mía đường làm ra và sử dụng hết số lao động được đào tạo. Công ty còn có đề án xây dựng 100 công ty công nông nghiệp nhằm đưa cơ giới vào sản xuất, đào tạo người lao động có trình độ KHKTcao, tạo nên năng suất mới trong lao động, làm mới lại cây mía, đẩy mạh xút khẩu lao động …xây dựng bộ mặt nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số 26 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.. .

Trường Cao đẳng nghề Lam Kinh còn là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất, công nghệ, kinh tế…hướng vào phục vụ sự nghiệp đào tạo nghề cho người lao động theo phương châm của ông cha “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh- giỏi một nghề, vinh hạnh suốt đời” khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong xã hội hiện nay.

Q Hiệu trưởng. Th.S. Lê Văn Oánh

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa