• Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 6

    Hôm nay: 40

    Đã truy cập: 685686

|---------------Hội nghề cá Thanh Hoá

Tên đơn vị : Hội nghề cá Thanh Hoá - Tên giao dịch tiếng Anh : THANH HOA Fisherics Socity Viết tắt : THANH HOA FIS -Địa chỉ ( trụ sở nơi làm việc ): Số 06 - Hạc Thành – tầng 02, p. Tân Sơn , tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh hóa. Email : hoi ngheca@gmail.com -Điện thoại bàn : 0372216695 Fax: 0373726420

2- Tổ chức bộ máy tỉnh hội:

- Ban chấp hành: 25 uỷ viên

- Ban Thường vụ: 9 uỷ viên

- Thường trực hội:

A- Chủ tịch Hội : Ông Nguyễn Văn Thành : Sinh năm 1972 .

- Trình độ đào tạo :  ThS Quản trị kinh doanh

- Địa chỉ NR : Số 06 Trần Hưng Đạo , P. Quảng Tiến,TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh hóa

- Điện thoại :   0913543583

B - Phó Chủ tịch thường trực : Ông Cao Thanh Thọ : Sinh năm 1960, Nguyên Chi cục trưởng, chi cục thủy sản Thanh hóa

- Trình độ đào tạo:  Kỷ sư

C – Phó chủ tịch Hội : Ông Nguyễn Đức Cường: Sinh năm 1971 – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh hóa

- Trình độ đào tạo:  Kỷ sư

- Ngành đào tạo:  Đại học thủy sản – Ngành khai thác cá biển
 
D- Tổ chức, bộ máy Hội:                           

- Tổ chức, bộ máy Hội Nghề cá Thanh hóa gồm:

+ Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lảnh đạo, cá nhân phụ trách, trên cơ sở tự nguyện, tự trang trãi về tài chính.

+ Tổ chúc của Hội:

* Ở tỉnh: Có Hội nghề cá tỉnh

* Ơ huyện, thị, thành phố:( gọi tắt là huyện ) có huyện Hội nghề cá

* Ở xã, phường và cơ sở đơn vị: có Chi Hội nghề cá ( hoặc Chi Hội chuyên ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản, chế biến hậu cần dịch vụ cho nghề cá và các Chi Hội nghề cá trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp KHKT- đào tạo,các doanh nghiệp SXKD …vv…

Hội Nghề cá Thanh hóa hiện nay đã thành lập gồm:

-Trung Tâm tư vấn KHKT, đào tạo và dịch vụ thủy sản trực thuộc Hội nghề cá Thanh hóa

- Có 15 Chi Hội Nghề cá xã, phường thuộc lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản trực thuộc tỉnh Hội.

- Tổng số Hội viên: 452 người trong đó: thạc sỹ 02, Đại học cao đẳng 80 người, trung cấp kỹ thuật, kinh tế 130 người, sơ cấp 40 người, lao động khác 200 người .

3 – Qúa trình thành lập và phát triễn:

Hội Nghề cá Thanh hóa được lập theo quyết định số 1564/ QĐ- UBND tỉnh Thanh hóa ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa và quyết định số 3386/QĐ- UBND ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa v/v công nhận Điều lệ Hội Nghề cá Thanh hóa.

Đại hội đại biểu Hội nghề cá Thanh hóa lần thứ nhất vào ngày 20 tháng 8 năm 2006 đến năm 2010 vừa tròn 05 năm, đã không ngừng phát triễn về số lượng và chất lượng ngày càng lớn mạnh.

4 – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

- Hội nghề cá tỉnh Thanh hóa là tổ chức xã hội nghiệp, nhằm tập hợp những cá nhân hoạt động trong ngành thủy sản và là tổ chức pháp nhân tại tỉnh Thanh hóa có con dấu và tài khoản riêng .

- Mục đích của Hội: Tự nguyện lập ra để hợp tác hộ trợ nhau trong SXKD, dịch vụ, giúp đỡ nhau về kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, gia tăng lợi nhuận và phát triễn bền vững, phòng chống thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ và phát triễn nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái an toàn bền vững. Đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Hội viên, góp phần phát triễn nghề cá của tỉnh nói chung, của từng địa phương , cơ sở nói riêng . Từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người làm nghề cá.

- Hội Nghề cá Thanh hóa hoạt động theo pháp luật Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, theo điều lệ Hội nghề cáViệt nam và điều lệ Hội nghề cá Thanh hóa. Được sự hướng dẫn và chịu sự quản lý Nhà nước của UBND tỉnh Thanh hóa và Sở Nông nghiệp và phát triễn nông thôn Thanh hóa.

- Nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Tuyên truyền và giáo dục Hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng phát triễn nghề cá, vận động các hội viên thực hiện các chương trình khác của Bộ Thủy sản, của Hội nghề cá Việt nam, của tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Thủy sản.

+ Hợp tác, hộ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong SXKD dịch vụ hậu cần nghề cá, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới, đoàn kết giúp đỡ nhau phòng chống thiên tai, dịch bệnh, khó khăn trong đời sống.

+ Hội tổ chức các cơ sở dịch vụ, hậu cần, tư vấn về nghề cá phục vụ cho Hội viên và người làm nghề cá, liên doanh liên kết để sản xuất- kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước nhằm phát triễn nghề cá, tạo kinh phí cho hoạt động của Hội.

+ Hội tổ chức khuyến ngư tự nguyện, phối hợp với tổ chức khuyến ngư của tỉnh phổ biến những tiến bộ kỹ thuật, những công nghệ mới, những điển hình sản xuất giỏi, nâng cao tay nghề, bồi dưỡng trình độ quản lý kinh tế cho Hội viên,cung cấp thông tin, thị trường, giá cả để Hội viên bố trí lại sản xuất – kinh doanh ổn định, từ đó củng cố và phát triễn Hội. Hội tự tổ chức hoặc tham gia tích cực vào chương trình đào tạo huấn luyện ngư dân, nông dân, chương trình tạo việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Hội viên.

+ Về công tác phối hợp: Hội hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc tổ chức giáo dục Hội viên đẩy mạnh phát triễn kinh tế, kiến nghị góp ý với các tổ chức Đảng và Nìa nước, chính quyền các cấp về những chủ trương, luật pháp, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triễn nghề cá, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của Hội viên và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

+ Xây dựng và phát triễn các mối quan hệ hợp tác với Hội nghề cá các tỉnh bạn, các Hội nghề nghiệp khác, các tổ chức trong và ngoài ngành,trong và ngoài nước có liên quan trên cơ sở chính sachs và pháp luật của Nhà nước.

5 –LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY:

A – Công tác tuyên truyền phát triễn tổ chức Hội:

- Củng cố tổ chức Hội từ tỉnh đến các Chi Hội cơ sở hiện có với tinh thần thật sự có chất lượng về Hội viên và vững vàng về tổ chức để loại bỏ hình thức hành chính sự vụ, trông chờ ỷ lại mà phải chủ động sáng tạo, cầu thị vươn lên tổ chức hoạt động tốt, SXKD có hiệu quả kinh tế.

- Thường xuyên kiên trì tuyên truyền vận động những hộ kinh tế, những người hoạt động trong ngành thủy sản Thanh hóa để tiến hành thành lập  các Chi Hội nghề cá cơ sở mới rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế như: khai thác, nuôi trồng, chế biến,dịch vụ hậu cần, làm công tác KHKT và đào tạo với chỉ tiêu hàng năm phải thành lập mới được từ 3- 5 Chi Hội nghề cá cơ sở trở lên với 150 hội viên.

B – Về sản xuất kinh doanh

Các Chi Hội nghề cá cơ sở phải chủ động sáng tạo tổ chức sắp xếp lại cơ cấu sxkd cho phù hợp với tình hình kinh tế đổi mới hiện nay để bố trí đa nghề trong khai thác thủy sản nhằm giảm chi phí, tập trung khai thác những nghề có giá trị sản phẩm hàng hóa cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa có chất lượng cao đồng thời ngư trường sản xuất trên biển phải mở rộng linh hoạt. Triễn khai hình thành các tổ sản xuất đoàn kết trên biển từ 3- 5 tàu thuyền để hộ trợ nhau trong sản xuất và phòng chống thiên tai, bảo tố, sự cố trên biển nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất về người và tài sản.

Trong nuôi trồng thủy sản, phải đẩy mạnh việc nuôi trồng đa con trên một ha diện tích phù hợp với đặc điểm thổ ngưỡng, chọn con giống tốt, an toàn không dịch bệnh đồng thời hết sức quan tâm đến thời tiết để chủ động phòng tránh thiên tai biến đổi khí hậu nhất là phòng chống tràn ngập khi nước dâng do bão lũ. Phải tuân thủ các quy trình công nghệ nuôi mới tiên tiến, thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý nước để tránh ô nhiễm và dịch bệnh gây ra

Trong chế biến, chú ý đẩy mạnh chăm lo đến chất lượng và an toàn thực phẩm hàng hóa, đẩy mạnh chế biến những sản phẩm có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu.

Về hậu cần dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm phải gắn kết ba nhà chặt chẽ, hậu cần dịch vụ kịp thời vụ, giá cả hợp lý, mở rộng thị trường thông qua tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm trong tỉnh, cả nước, khu vực và quốc tế. Sản xkd phải lấy hiệu quả kinh tế cho Hội viên là thước đo, từ đó làm tốt công tác vay trã sòng phẵng để gắn kết với các tổ chức tín dụng trong tỉnh.

Hội nghề cá tỉnh cùng với các Chi Hội nghề cá cơ sở là bà đỡ, là chỗ dựa tin cậy và luôn luôn bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho Hội viên thông qua các chính sách của Đảng và Nhafnuwowcs đến các hội viên thông qua màng lưới tổ chức Hội để không ngừng phát triễn kinh tế, phát triễn Hội vững mạnh.

C – Về công tác khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế:

- Hội nghề cá tỉnh có Trung tâm tư vấn KHKT – đào tạo và dịch vụ thủy sản trực thuộc đang lamftoots chức năng của mình đồng thời vươn ra tiếp cận với thời cơ hội nhập quốc tế để làm tốt nhiệm vụ tư vấn KHKT cho các Chi Hội nghề cá cơ sở và các đơn vị trong ngành, ngoài ngành thông qua xây dựng các chương trình dự án, đề tài, phản biện kỹ thuật công nghệ và xã hội đồng thời trực tiếp thực hiện các đề tài dự án về KHKT công nghệ mới.

- Từ ngày thành lập đến nay, Hội nghề cá tỉnh và Trung tâm tư vấn đã triễn khai các đề tài dự án sau: Cho ghẹ xanh sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm; Nuôi cá Bống bớp thương phẩm; Nuôi Cua thương phẩm; Nuôi Cá Diêu hồng Mỹ; Nuôi cá Qủa bằng thức ăn công nghiệp; Trong khai thác thuỷ sản biển: Cải tiến Lưới Rê khơi tổng hợp và lưới Rê cải tiến; Cải tiến lưới Vây rút chì hoạt động ngoài khơi. Hội nghề cá tỉnh đang xây dựng tốt mối quan hệ và tìm kím đối tác là các tổ chức Phi chính phủ như UNDP thực hiện dự án về đối phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản…vv…

- Hội nghề cá tỉnh đang làm tốt công tác phối kết hợp với Hội nghề cáViệt nam, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Quốc gia, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh để tổ chức các lớp đào tạo thuyền viên cho khai thác thủy sản và cấp chứng chỉ cho hội viên,ngư dân thông qua liên kết với trường thủy sản tỉnh. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về chính sách, luật thủy sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu.

- Mở các lớp tập huấn chuyển giao kỷ thuật cho hội viên, người lao động cộng đồng tiếp cận với KHKT công nghệ mới trong khai thác, nuôi trồng thủy sản triên ba mặt nước: mặn, lợ, ngọt. Tổ chức cho hội viên thăm quan học hỏi kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm sxkd giỏi ở các địa phương trong cả nước.Mỗi năm tổ chức được 30 lớp thuyền viên để cấp chứng chỉ nghề, 25 lớp tập huấn kỷ thuật, 03 hội thảo và 05 mô hình.

Thanh hóa là một tỉnh có tiềm năng về thủy sản trong đó bờ biển dài 102 km với 6 huyện, thị ven biển được hình thành bởi 5 cửa sông lớn đổ ra biển với các ngư trường hải sản lớn và phong phú. Hiện nay lực lượng tàu thuyền đánh cá có trên 9.020 chiếc với tổng công suất 277.364 cv trong đó lực lượng đánh cá xa bờ chiếm 2/3 tổng số.Vùng triều, bãi bồi ven biển và cửa sông có diện tích trên 9.500 ha.Bờ biển có nhiều vụng vịnh và các đảo là vùng nuôi cá lồng nước mặn đang phát triễn.Về diện tích ao đầm, ruộng trũng cuả các huyện đồng bằng, trung du, miền núi của Thanh hóa rất lớn với diện tích nuôi thủy sản trên 25.000 ha .Hàng năm Thanh hóa khai thác và nuôi trồng thủy sản được 98.120 tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 44 triệu USD năm. Từ tiềm năng trên, Hội nghề cá Thanh hóa đang cùng Sở Nông nghiệp và phát triễn nông thôn tỉnh, các ngành, các cấp trong tỉnh tập trung sức mạnh để phát triễn Ngành Thủy sản tương xứng với tiềm năng thế mạnh của mình trong su thế hội nhập quốc tế.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THANH HÓA

Giấy phép hoạt động số 04/GP-TTĐT ngày 03/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội

Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa

Số điện thoại: 02373.720.885; 02373853656 - Email: khoahocthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa