HỘI CHÂM CỨU TỈNH THANH HÓA
Tên tiếng Anh (nếu có): Thanh Hoa province acupuncture association
1. Thông tin chung:
- Thành lập theo Quyết định số 1492/QĐ-UB ngày 18/6/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Là thành viên/đơn vị cơ sở của Hội Châm cứu Việt Nam.
- Địa chỉ trụ sở/văn phòng làm việc: Số 155, đường Trường Thi, phường Trường Thi, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Số điện thoại liên hệ: 0975.832.789 ; Email: trungyhct20@gmail.com
2. Cơ cấu tổ chức:
- Kỳ đại hội hiện tại: Đại hội khóa IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Số lượng Ban Chấp hành: 36; Số lượng Ban Thường vụ: 7

Ban Chấp hành khóa IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
- Ban Thường trực Hội:
+ Chủ tịch: Nguyễn Văn Tâm
+ Phó Chủ tịch: Trịnh Chí Giao
+ Phó Chủ tịch: Trịnh Việt Trung
+ Tổng Thư ký: Nguyễn Hoàng Trung
3. Chức năng, nhiệm vụ:
3.1. Chức năng:
- Hội châm cứu Thanh Hóa là một tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của những người nghiên cứu, giảng dạy, chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc theo y bạo cổ truyền trong ngành y tế góp phần đoàn kết lực lượng góp phần xây dựng của y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Hội châm cứu Thanh Hóa là một tổ chức hoạt động trong phạm vi cả tỉnh và là thành viên của Hội y được học Thanh Hóa, chịu sự quản lý Nhà nước của Sở y tế Thanh Hóa, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Hội châm cứu Việt Nam.
- Hội có quan hệ chặt chẽ với Hội Đông Y tỉnh Thanh Hóa, bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa, các khoa y học cổ truyền các bệnh viện tuyến huyện thị thành phố. Hội châm cứu tỉnh Thanh Hóa tham gia Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa.
- Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài chính riêng.
3.2. Nhiệm vụ:
- Tập hợp những người nghiên cứu, giảng dậy và kỹ thuật viên châm cứu, chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu và các phương pháp cổ truyền không dùng thuốc, để cùng nhau phấn đấu xây dựng và phát triển ngành châm cứu Việt Nam.
- Góp phần vào công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân và đoàn kết với các tổ chức Y học khác, góp phần xây dựng nền Y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Y tế.
- Tham vấn cho ngành Y tế về các mặt công lác có liên quan đến xây dựng và phát triển ngành châm cứu như phòng bệnh, chữa bệnh. đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên khoa châm cứu cho các tuyến: Tỉnh, huyện, cơ sơ.
- Góp phần phát triển đội ngũ chuyên khoa châm cứu ngày càng lớn mạnh.
- Tổng kết phố biến kinh nghiêm về những kết quả chữa bệnh, nghiên cứu các phương pháp châm cứu ngày càng phong phú góp phần bổ xung những kinh nghiệm quý báu cho nền Y học Việt Nam qua các hình thức: Sinh hoạt nghiên cứu khoa học, tạp chí châm cứu và các báo chí Y học ở địa phương.
- Trao đổi kinh nghiệm với các Hội Y dược Học khác: Hội châm cứu TW. Viên châm cứu TW, Viện Y học cổ truyền TW và các Hội châm cứu tinh bạn để cũng cổ phát triển ngành châm cứu.
- Mở rộng hợp tác khoa học, trao đổi kinh nghiêm với các Hội châm cứu nước ngoài theo đúng quy định của Nhà nước.
4. Công tác củng cố tổ chức, phát triển hội viên:
- Tổng số hội viên tính đến 31/5/2024 là 599 hội viên; trong đó hội viên có trình độ tiến sĩ và BSCKII: 14, thạc sĩ và BSCKI: 62, đại học là 160.
- Số lượng chi hội châm cứu trực thuộc: 30 chi hội.
5. Công tác thi đua, khen thưởng:
Trong kỳ đại hội hiện tại (Đại hội khóa IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025): Thực hiện công văn số 27/HCCVN-2022 ngày 23/6/2022 của Hội Châm cứu Việt Nam về việc triển khai thực hiện chuẩn bị Đại hội IX Hội Châm cứu Việt Nam, Hội Châm cứu tỉnh Thanh Hóa đã được khen thưởng cho một số tập thể và các cá nhân như sau:
- Hội châm cứu Việt Nam tặng Bằng khen cho 3 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác của Hội (Gồm: Tập thể cán bộ hội viên Hội Châm cứu tỉnh Thanh Hóa, Chi hội Châm cứu Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Thanh Hóa, Chi hội Châm cứu Thành phố Thanh Hóa).
- Hội Châm cứu Việt Nam tặng Bằng khen cho 11 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác của Hội.